Trong “Tam Quốc diễn nghĩa” có rất nhiều nhân vật có kết cục bi thảm, đặc biệt là ở Đông Ngô và Thục Hán. Bài viết hôm nay cùng bàn về 10 cái chết gây tiếc nuối nhất trong lịch sử Tam Quốc.
Bạn đang xem: Tại sao tuân úc phản tào tháo
No.9: Tôn Thượng Hương – nhảy sông tự vẫn vì người thương
Tôn Thượng Hương còn được biết tới với tên gọi là Tôn phu nhân, là một trong những người vợ của Lưu Bị.
Có lẽ không có nhiều người biết rõ Tôn phu nhân, đó là bởi Lưu Bị cả đời có ít nhất 4 vị phu nhân, My phu nhân, Cam phu nhân, Tôn phu nhân và Ngô thị, nhưng chỉ duy nhất Tôn phu nhân là không có danh phận, 3 người còn lại đều có danh hoàng hậu.
Tôn phu nhân vốn là em gái của Tôn Quyền. Khi Lưu Bị tới Đông Ngô đàm phán việc chính trị, Đông Ngô đã lấy việc hòa thân làm cái cớ để gả Tôn phu nhân cho Lưu Bị, muốn dùng việc này để đổi lấy Kinh Châu mà Lưu Bị đang thống trị, nào ngờ Tôn phu nhân lại nhất kiến chung tình với Lưu Bị, dù tuổi tác khác xa nhau, nhưng điều này cũng không ngăn được tình cảm bà dành cho Lưu hoàng thúc. Ngày Lưu Bị bại ở Di Lăng, người ta đồn thổi Lưu Bị đã chết. Tôn phu nhân nghe được tin đồn bèn phi xe ngựa tới bên bờ sông, khóc lóc thương Lưu Bị, rồi sau đó nhảy sông tự vẫn.
No.8: Vương Lãng – đang yên đang lành bị mắng chết
Khổng Minh mắng Vương Lãng là một phân đoạn có thể gọi là kinh điển trong "Tam Quốc diễn nghĩa". Vương Lãng xuất thân Lang Nha Vương thị, Gia Cát Lượng xuất thân Lang Nha gia Cát thị, nếu là ngày nay thì có thể nói hai người họ là đồng hương gặp đồng hương, nhưng màn gặp gỡ của đồng hương này lại chẳng hề có nước mắt nghẹn ngào nào, thay vào đó là binh phạt tương phùng, cuối cùng chỉ một câu nói "Ta chưa bai giờ gặp người nào mặt dày vô sỉ như ngươi" của Gia Cát Lượng đã khiến một người sống sờ sờ ra tức mà chết.
No.7: Viên Thiệu – trầm uất mà chết
Viên Thiệu, thực ra mà nói thì cũng đường đường là một "phú đại nhị" (thế hệ thứ hai của một gai đình giàu có) nhưng cả đời lại chẳng hề thuận lợi. Năm xưa dấy binh phản Đổng Trác, sau này giao chiến với Tào Tháo trong trận Xích Bích, hai đại tướng khiến ông đắc ý nhất là Nhan Lương và Văn Xú cũng đều chết dưới tay Quan Vũ, cuối cùng trầm uất mà chết.
Xem thêm: Tại Sao Lại Bị Rạn Da - Rạn Da: Nguyên Nhân Hình Thành, Cách Điều Trị
No.6: Tuân Úc – Cái chết tủi thân nhất
Tuân Úc là mưu sĩ của Tào Tháo, một lòng hướng về nhà Hán, trong giai đoạn đầu, ông đã tiến cử rất nhiều nhân tài cho nhà Ngụy như Tuân Du, Quách Gia… Có thể nói, Tào Tháo nếu không có Tuân Úc, muốn thống nhất phương Bắc cũng khó. Bản thân ông cũng lập được không ít thành tích ở nhiều lĩnh vực. Sau này Tào Tháo xưng vương, Tuân Úc là một trong những người đầu tiên phản đối, Tào Tháo vì muốn loại bỏ hòn đá ngáng đường, đã sai người mang tới cho Tuân Úc một hộp cơm rỗng, Tuân Úc hiểu được ý của Tào Tháo nên đã tự vẫn mà chết.
No.5: Trương Phi - bị cấp dưới giết hại
Sau cái chết của Quan Vũ, quân Thục hợp binh chuẩn bị phạt Ngô để báo thù. Trương Phi yêu cầu nội trong ba ngày phải chuẩn bị xong cờ giáp, sẵn sàng đi phạt Ngô. Hai tướng lĩnh dưới trướng là Phạm Cương và Trương Đạt nói trong ba ngày là không thể, yêu cầu thêm vài ngày. Trương Phi đại nộ, trói hai người vào cây, đánh mỗi người 50 roi và phải hứa sẽ hoàn thành trong thời gian đã định nếu không sẽ chém đầu. Hai người nghĩ đằng nào cũng không thể hoàn thành nên đã bàn nhau hành thích giết Trương Phi. Đợi Trương Phi ngủ, lén lút vào lều, vì thấy Trương Phi vẫn mở mắt nên vốn dĩ hai người sợ không dám ra tay (Trương Phi ngủ có thói quen mở mắt), đáng tiếc Trương Phi lại ngáy như sấm, Trương Phi chỉ kịp kêu lên một tiếng rồi ra đi. Thọ 55 tuổi.
No.4: Tào Tháo – chết vì đau đầu, đa nghi
Tương truyền rằng, Tào Tháo mở hộp đựng thủ cấp của Quan Vũ ra nhìn, thấy râu tóc dựng đứng lên, trừng mắt ra nhìn, Tào Tháo hoảng sợ tới mức tái phát bệnh đau đầu. Hoa Đà được triệu đến chữa bệnh, đề nghị bổ đầu ông ra để phẫu thuật, ông nghi ngờ Hoa Đà muốn giết mình nên bắt giam Hoa Đà vào ngục. Hoa Đà chết trong ngục, không lâu sau thì Tào Tháo cũng chết.
No.3: Gia Cát Lượng – dự đoán được thời gian qua đời
Tại gò Ngũ Trượng, đó cũng là lần Bắc phạt thứ sáu của Gia Cát Lượng, tuy thắng vô số lần, nhưng vẫn không thể đánh bại hoàn toàn quân Ngụy. Lần Bắc phạt thứ sáu, cơ thể của Gia Cát Lượng ngày càng suy nhược, yếu ớt. Sau đó, ông quan sát thiên văn, biết mệnh mình không còn được bao lâu nữa, bèn bày "Thất tinh đăng" trận để kéo dài mạng sống. 6 ngày trôi qua bình yên, Gia Cát Lượng rất mừng. Phía bên Ngụy, Tư Mã Ý cũng quan sát tinh tượng, thấy có gì đó sai sai, bèn sai Hạ Hầu Bá tới tập kích quấy rối và thăm thám tình hình bên phía Thục. Nếu quân Thục không động tĩnh gì, có nghĩa là gia Cát Lượng đang nguy, còn nếu ra ứng chiến thì có nghĩa là Khổng Minh không sao cả, như vậy Tư Mã Ý sẽ tiếp tục thủ. Hạ Hầu Bá tới càn quấy, Ngụy Diên lúc bấy giờ vội vội vàng vàng chạy vào lều bẩm báo Gia Cát Lượng, nhưng vì vội vàng quá nên đã bất cẩn đạp đổ ngọn đèn chủ đạo trong 7 ngọn đèn mà Gia Cát Lượng bày bố…
"Truyền thuyết kể rằng vào hôm Gia Cát Khổng Minh từ trần, ở trên khoảng trời phía bắc, có một ngôi sao đỏ rất lớn, từ phía đông bắc theo hướng tây nam chợt lóe sáng rồi tắt đi..."
No.2: Chu Du – tức chết
Gia Cát Lượng cả đời khiến hai người phải tức giận mà chết, một là Vương Lãng, người còn lại chính là Chu Du. Chu Du vì vài lần phẫn nộ mà khiến vết thương nhiều lần bị rách ra, cuối cùng tức mà chết.
No.1: Lã Mông – bị oan hồn xui khiến
Lã Mông sau khi đoạt được Kinh Châu, quay về đã được Tôn Quyền bày tiệc tiếp đón nồng hậu. Tuy nhiên trong bữa tiệc, sau khi uống xong ly rượu, Lã Mông bỗng ném lý rượu xuống đất, theo đó thì khi đó là vì Lã Mông bị Quan Vũ hiện về đòi mạng, nhập vào người của ông nên đã đẩy Tôn Quyền, ngồi lên ngai, tự xưng là Quan Công, sau đó thì ông ngã lăn xuống đất chết.
Hiếu PC tiết lộ 10 bước căn bản bảo vệ "túi tiền online": Bất cứ ai có tài khoản ngân hàng cũng nên lưu ý