Đa số mọi người thường biết đến những thông tin khái niệm chung chung về bệnh cao huyết áp. Ít ai tìm hiểu sâu hơn về các chỉ số huyết áp cụ thể và cũng không hiểu hết được tầm quan trọng và mức độ nguy hiểm của huyết áp tâm trương cao đối với sức khỏe. Bạn đang xem: Tại sao huyết áp tâm trương cao
>Mách bạn cách hạ huyết áp đơn giản có sẳn tại nhà
>Vì sao tỏi đen ổn định huyết áp
>Có nên sử dụng tỏi đen đề phòng và trị bệnh không ?

Tìm hiểu kĩ hơn về huyết áp tâm trương cao
1. Định nghĩa huyết áp tâm trương cao
Chúng ta đều được biết chỉ số huyết áp thường được ghi dưới dạng tỷ số. Huyết áp tâm thu được biểu diễn bằng chỉ số trên, huyết áp tâm trương được xác định bởi chỉ số dưới. Huyết áp tâm trương cao được xác định khi áp suất tâm trương từ 90mmHG trở lên. Huyết áp tâm trương là lực tác động của máu thành động mạch ở thì tâm trương. Đây là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu. Huyết áp tâm trương cao đơn độc chủ yếu bắt gặp ở những người trẻ tuổi là nhiều.
Đa phần, những người bệnh bịtăng huyết áp tâm trương đơn độc, không biết được nguyên nhân cụ thể là gì. Hay còn được gọi là tăng huyết áp nguyên phát. Ở một vài trường hợp tăng huyết áp tâm trương đơn độc là thứ phát do các sợ rối loạn như bệnh lý tuyến giáp, bệnh thận hoặc hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Người bịhuyết áp tâm trương cao thì các mạch máu của họ sẽ trở nên ít đàn hồi có thể bị cứng lại và xơ vữa. Huyết áp tâm trương ở mức bình thường thường có chỉ số dao động từ 60 - 80mmHg. Còn nếu chỉ số huyết áp tâm trương của là 80 - 89 mmHg bạn cần đặc biệt chú ý có thể đó là tiền tăng huyết áp. Áp suất tâm trương thường sẻ thay đổi khác nhau trong suốt cả ngày. Lời khuyên là người bệnh huyết áp tâm trương cao nên kiểm tra huyết áp vài lần một ngày để có được chỉ số trung bình.
2. Nguyên nhân làm huyết áp tâm trương cao?
- Yếu tố tuổi và giới tính
Mọi người chúng ta nếu không có ý thức chăm sóc sức khỏe chủ động từ sớm thì khi đã có tuổi vấn đề sức khỏe khiến họ đau đầu nhất. Bệnh huyết áp tâm trương cao là một trong các vấn đề liên quan đến sức khỏe khiến họ bận tâm. Tuổi tác ảnh hưởng rất lớn đến người bị cao huyết áp nó chi phối đến 90% cả nam lẫn nữ. Nam trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn. Thế nhưng, một điều đáng cảnh báo là độ tuooit tăng huyết áp đang ngày càng trẻ hóa. Nam giới thường có nguy cơ mắc cao hơn nữ giới.
Xem thêm: Cách Trì Chú Dược Sư Vào Nước, Pp Trì Thần Chú Dược Sư Nhanh Thành Tựu
- Tiền sử gia đình
Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân của bệnh huyết áp tâm trương cao. Nếu người thân trong gia đình như bố mẹ mắc bệnh tăng huyết áp, bạn cũng có thể có nguy cơ cao mắc bệnh này.
- Béo phì

Béo phì
Bệnh nhân tăng huyết áp do thừa cân chiếm 1/3. Người lớn thừa cân có nguy cơ cao bị tăng huyết áp tâm trương cao gấp đôi so với những người có trọng lượng bình thường. Trẻ em và thanh thiếu niên bị béo phì có nguy cơ bị tăng huyết áp khi chúng trưởng thành.
- Lối sống
Lối sống sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến nguy cơ mắc bệnh huyết áp tâm trương cao. Người hút thuốc, uống nhiều rượu bia có nguy cơ tăng huyết áp tâm trương cao. Chế dinh dưỡng của mỗi bữa ăn độ kali thấp và ăn nhiều muối có thể làm huyết áp tâm trương cao. Đồng thời thói quen lười vận động có thể làm cho bạn trở nên thừa cân, dẫn đến bệnh tăng huyết áp. Ngoài ra, căng thẳng cả tinh thần lẫn thể xác, có thể làm tăng huyết áp tạm thời. Phải luôn giữ tinh thần và thể chất được thoải mái thì cơ thể mới khỏe mạnh.
- Rối loạn sức khỏe
Một người đã bị các bệnh liên quan đến thận, đái tháo đường và những vấn đề về nội tiết. Những căn bệnh này ảnh hưởng trực tiếp và rất khó có thể kiểm soát được huyết áp tâm trương cao.
- Thuốc men
Nếu sử dụng thuốc không đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Có thể có nhiều loại thuốc có thể gây ra sự gia tăng huyết áp tạm thời hoặc làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
3. Triệu chứng của huyết áp tâm trương cao
Nhắc đến huyết áp cao hay huyết áp tâm trương cao thì những biểu hiện của chúng rất khó nhận biết được. Đây là một số dấu hiệu cảnh báo bạn cónguy cơ mắc bệnh huyết áp tâm trươngcao như chóng mặt, đổ mồ hôi đêm, đau đầu, mất ngủ hoặc khó ngủ, nhìn mờ, đánh trống ngực, buồn nôn…

Đau đầu là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bịhuyết áp tâm trươngcao
Huyết áp tâm trương caocó một điều đặc biệt khác với huyết áp tâm thu cao hoặc tăng huyết áp cả tâm thu lẫn tâm trương. Bệnh thường có thể được kiểm soát tốt với những thay đổi cá nhân và lối sống, mặc dù bác sĩ cũng có thể khuyên dùng thuốc.
Mong rằng mỗi chúng ta đều có ý thức phòng bệnh, quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khỏe lành mạnh. Có lối sông sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học và phù hợp. Thường xuyên khám sức khỏe và đo chỉ số huyết áp theo dõi sức khỏe của chính bản thân.
Chúc mọi người thật nhiều sức khỏe!