Ngày nay, vàng được sử dụng để giao dịch từng giờ, từng phút. Liệu bạn có bao giờ tự hỏi tại sao vàng lại có vai trò tiền tệ mà không phải là sắt hay thép? Tại sao vàng lại quý giá đến vậy? Bài viết này sẽ giải đáp tất cả.Bạn đang xem: Tại sao vàng lại có giá trị
Trong suốt nhiều thế kỷ qua, mọi người tiếp tục tích trữ kim loại vàng vì nhiều lý do khác nhau. Các xã hội, hay bây giờ được biết tới là các nền kinh tế, đã gán cho vàng giá trị của nó. Vàng là kim loại quý mà chúng ta sẽ tìm đến khi có các sự kiện xảy ra làm cho các hình thức tiền tệ khác ngưng hoạt động, do đó, nó luôn được coi là một loại tài sản đảm bảo trong thời kì khó khăn vì những đặc tính riêng biệt.
Bạn đang xem: Tại sao vàng lại quý
Theo thời gian, hầu hết mọi thứ đều thay đổi, từ kinh tế, chính trị, văn hóa hay xã hội. Tuy nhiên, có một thứ dường như chưa từng thay đổi, đó là giá trị của vàng. Bạn đã bao giờ tự đặt ra câu hỏi, tại sao lại là vàng chưa? Tại sao khi có xung đột chính trị, suy thoái kinh tế hay là chiến tranh, mọi người đều tìm đến vàng như một loại tài sản phòng thủ? Sau đây hãy cùng mình tìm hiểu lý do tại sao vàng lại được coi là tài sản quý.

Tại sao vàng lại quý?
Giá trị của vàng nằm ở đâu?

Vẻ đẹp và độ bền của kim loại vàng là một trong những nguyên nhân để trả lời cho câu hỏi Tại sao vàng lại quý?
Để hiểu tại sao ngày nay kim loại vàng lại được coi là tài sản quý, chúng ta hãy cùng nhìn lại thời điểm bắt đầu hình thành thị trường vàng. Trong khi lịch sử của kim loại vàng bắt đầu từ những năm 2000 trước Công nguyên, khi người Ai Cập cổ đại bắt đầu tạo ra đồ trang sức, thì phải đến năm 560 trước Công nguyên, vàng mới bắt đầu được coi như là một loại tiền tệ.
Vào thời điểm đó, các thương gia muốn tạo ra một dạng tiền được tiêu chuẩn hóa và có thể chuyển nhượng dễ dàng để đơn giản hóa việc giao dịch. Tuy nhiên, trong rất nhiều các kim loại như là sắt, chì, đồng, v.v, tại sao vàng lại được chọn?
Trong khi, sắt, chì, đồng, nhôm dễ bị ăn mòn theo thời gian, do đó rất khó để lưu trữ, thì kim loại quý như bạch kim, mặc dù không bị ăn mòn nhưng lại quá hiếm để tạo ra đủ lượng tiền cần thiết để lưu thông trên thị tường. Do đó, với đặc tính không bị ăn mòn và có thể dễ dàng nung chảy trên lửa để chế tác thành đồng xu hay trang sức, vàng được coi là một kim loại quý và bắt đầu được hoạt động như một loại tiền tệ.
Sau sự ra đời của vàng dưới dạng tiền, tầm quan trọng của nó tiếp tục phát triển khắp Châu Âu và Vương quốc Anh, với các di tích từ các đế chế Hy Lạp và La Mã được trưng bày nổi bật trong các bảo tàng trên khắp thế giới. Cuối cùng, vàng tượng trưng cho sự giàu có trên khắp châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ.
Tại sao vàng lại quý và có giá trị cao?

Tính chất nào của vàng khiến vàng có giá trị?
Norm Franz đã từng nói “vàng là tiền của vua chúa, bạc là tiền của quý ông, hàng đổi hàng là tiền của nông dân – nhưng nợ là tiền của nô lệ”.
Vậy, tại sao vàng lại quý đến mức được coi là tiền của vua chúa? Câu trả lời đó là:
Tính bền vững của vàng
Nếu thảm họa xảy ra, khiến tiền giấy và hệ thống hỗ trợ nó không còn tồn tại, chúng ta sẽ chọn vàng.
Ví dụ:
Sự suy yếu của đồng đô la Mỹ
Phòng ngừa lạm phát và bảo vệ giảm phát
Trong lịch sử, vàng là một hàng rào tuyệt vời chống lại lạm phát, vì giá của nó có xu hướng tăng khi chi phí sinh hoạt tăng. Hơn nữa, vàng được coi là vật lưu trữ giá trị tốt nên mọi người có thể được khuyến khích mua vàng khi họ tin rằng đồng nội tệ của họ đang mất giá.
Xem thêm: Tổng Hợp Những Lời Chúc Ngủ Ngon Dễ Thương, Lãng Mạn, Hài Hước Nhất Mọi Thời Đại
Trong thời kỳ suy thoái, sức mua tương đối của vàng tăng vọt trong khi các giá khác giảm mạnh. Điều này là do mọi người chọn tích trữ tiền mặt, và nơi an toàn nhất để giữ tiền mặt là vàng và đồng xu vàng vào thời điểm đó.
Sự không chắc chắn về địa chính trị
Vàng vẫn giữ được giá trị của nó không chỉ trong những thời điểm khủng hoảng kinh tế mà còn trong những thời điểm bất ổn về địa chính trị.
Cung cầu của vàng

Nguồn cung của vàng ảnh hưởng thế nào đến giá vàng
Trong bối cảnh nguồn cung kim loại vàng ngày càng giảm, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ vàng lại tăng lên, đó là một trong những nguyên nhân tới giá vàng ngày càng tăng.
Nguồn cung hạn chế
Phần lớn nguồn cung vàng trên thị trường hiện nay đến từ việc bán vàng miếng từ kho của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu. Theo Business Insider, tính đến năm 2019, toàn bộ sản lượng vàng được khai thác đạt khoảng 190.040 tấn.
Theo đó khoảng 50% sản lượng được sử dụng cho ngành trang sức, tiếp đến là vàng nắm giữ bởi các nhà đầu tư cá nhân chiếm khoảng 20%, các ngân hàng trung ương nắm giữ khoảng 17% tổng sản lượng vàng khai thác, và cuối cùng là 13% sản lượng được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác như công nghệ hoặc nha khoa. Hơn nữa, việc khai khác vàng ngày càng khó khăn, có thể mất từ 5 đến 10 năm để đưa một mỏ mới vào sản xuất.
Do đó, sản lượng vàng khai thác đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Vì vậy, khi cung vàng giảm thì sẽ dẫn tới giá vàng tăng. Đó cũng là một trong những nguyên nhân củng cố vị thế của vàng là một trong những kim loại “quý”.
Nhu cầu ngày càng tăng
Trong những năm trước đây, sự phát triển của các nền kinh tế mới nổi đã thúc đẩy nhu cầu đối với vàng. Tại những quốc gia này, vàng được đưa vào văn hóa khi được dùng làm đồ trang sức/quà tặng trong mùa cưới hoặc vàng miếng được cho là hình thức tiết kiệm hay đầu tư của nhiều cá nhân, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ vàng ngay càng cao.
Kết luận
Từ góc độ nguyên tố, kim loại vàng là sự lựa chọn hợp lý nhất cho phương tiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Đây là loại kim loại đủ dồi dào để tạo ra tiền xu nhưng cũng đủ hiếm để không phải ai cũng có thể sản xuất được. Với các đặc tính như không bị ăn mòn, tính bền vững và được xã hội và nền kinh tế gắn cho mình một giá trị lưu hành, kim loại vàng sẽ tiếp tục duy trì vị thế của nó như một loại tài sản quý có giá trị trú ẩn cao.
Hy vọng qua bài viết, bạn đã phần nào hiểu được nguồn gốc giá trị của vàng và trả lời được câu hỏi vì sao vàng lại quý?