Môn học Giáo dục quốc phòng trong trường Trung học phổ thông góp phần giáo dục thế hệ tương lai của đất nước có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục quốc phòng là môn học nằm trong chương trình dạy học của các trường THPT và là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng toàn dân. Môn học này còn có tác dụng rèn luyện tác phong nghiêm túc, tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật cho học sinh. Lớp 11 A3 nói riêng và các lớp còn lại trong khối 11 trường THPT Phan đình Phùng nói chung tuần học qua đã được các Thầy giáo tổ Thể dục - Quốc phòng giảng dạy môn thực hành quốc phòng vào một số buổi chiều. Bạn đang xem: Tại sao phải học môn giáo dục quốc phòng an ninh ![]() Có thể nói rằng, môn học giáo dục quốc phòng có một vai trò và ý nghĩa rất to lớn trong việc giáo dục và nâng cao ý thức, phẩm chất đạo đức của con người đặc biệt là học sinh – thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. ![]() Trong điều kiện đất nước hội nhập và phát triển, việc nâng cao ý thức, trách nhiệm và hiểu biết về kiến thức quốc phòng - an ninh là một nhiệm vụ thiết thực hơn bao giờ hết. ![]() ![]() Việc giảng dạy cho học sinh những kiến thức về quốc phòng - an ninh là một việc làm đúng đắn và rất có ý nghĩa. Nó sẽ giúp cho khối đại đoàn kết toàn dân và sức mạnh dân tộc không ngừng được củng cố và lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với công cuộc bảo vệ Tổ quốc, do đó các nhà trường đều chú trọng phương pháp giảng dạy tốt, khơi gợi đam mê học tập, tự tin, rèn luyện kỹ năng quân sự, an ninh cho các em. Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQPAN) là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Đảng và Nhà nước ta luôn coi GDQPAN “là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học chính khoá trong chương trình giáo dục, đào tạo trung học phổ thông đến đại học và các trường chính trị, hành chính, đoàn thể. Việc học tập, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh là quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công chức và của toàn dân…”. Trên thực tế bộ môn GDQPAN là nội dung học tập đặc thù trong cáctrường học nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Tầm quan trọng của GDQPAN trong trường phổ thông là ở chỗđây là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, tạo cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất, rèn luyện năng lực, góp phần giáo dục thế hệ tương lai của đất nước có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường. Theo Thiếu tướng.TS. Phạm Đức Tú – Vụ trưởng Vụ GDQP-AN (Bộ GD&ĐT), môn học này còn có tác dụng rèn luyện tác phong nghiêm túc, tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật trong học sinh. Thông qua các giờ học lí luận, học sinh, sinh viên sẽ nhận thức đầy đủ hơn quan điểm, đường lối quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân của Đảng, có nhận thức rõ hơn về âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Bên cạnh đó, những giờ học thực hành lại trang bị cho các em hiểu biết và kỹ năng về đội ngũ đội hình, các chiến thuật cũng như một số loại vũ khí, khí tài, thông qua đó có thể biết cách phân biệt, sử dụng và trang bị cho mình những kỹ thuật cơ bản để sử dụng được một số loại vũ khí thông thường và biết cách phòng tránh khi kẻ thù sử dụng vũ khí tấn công. Cùng với đó môn học GDQPAN còn rèn luyện cho các em một số kỷ luật trong môi trường quân đội, hướng cho các em làm việc theo nguyên tắc, kỷ cương; tạo cơ sở cho các em tu dưỡng và hoàn thiện kỹ năng sống của bản thân, góp phần ngăn ngừa và phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học… Về yêu cầu kiến thức đối với học sinh, sinh viên, Thiếu tướng Phạm Đức Tú cho biết GDQPAN là môn học lồng ghép đối với học sinh tiểu học, THCS; môn học chính khóa đối với học sinh, sinh viên các trường THPT, trung cấp, cao đẳng, đại học. Các em thông qua môn học sẽ nắm được những kiến thức lý luận về đường lối, tư tưởng, quan điểm về quốc phòng, quân sự, an ninh trong chuẩn bị và tiến hành chiến tranh cách mạng của Đảng, xây dựng lòng tự hào, tự tôn dân tộc, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có kỹ năng quân sự cần thiết để sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, không lơ là, mất cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Trên cơ sở những kiến thức, kỹ năng ban đầu đã đạt được giúp học sinh, sinh viên có lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa, phát huy lòng yêu nước, sống có ý thức, có kỷ luật, có nền nếp, chấp hành nghiêm pháp luật, ý thức trách nhiệm với đồng chí, đồng đội, xây dựng tình đoàn kết gắn bó trong tập thể. Học sinh, sinh viên cần nắm vững quan điểm, tư tưởng của Đảng, tích cực học tập, tự học, tự rèn, vượt qua khó khăn, biết ghép mình vào tập thể mới đạt được kết quả cao. Xem thêm: Khi Yêu Con Gái Nên Làm Gì, Con Trai Và Con Gái Khi Yêu Nhau Cần Phải Làm Gì Theo Thiếu tướng Phạm Đức Tú, nhờ có phương pháp giảng dạy tốt nên nhiều em học sinh đã đam mê học tập, tự tin, rèn luyện kỹ năng quân sự, an ninh, sẵn sàng nhập ngũ và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tùy theo từng khối, các em sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản khác nhau: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc; truyền thống của lực lượng quân đội và công an; Luật Nghĩa vụ quân sự; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức trong quân đội và công an; nội dung cơ bản của Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân; tầm quan trọng của an ninh quốc gia; một số nội dung cơ bản trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc… Bên cạnh đó, các em còn được thầy, cô giáo hướng dẫn thực hiện thuần thục các động tác đội ngũ và động tác chỉ huy đội hình, tiểu đội, trung đội bằng khẩu lệnh, thực hành các động tác, kỹ thuật ném lựu đạn, kỹ thuật bắn súng AK, tháo lắp súng AK, băng bó cứu thương và các động tác vận động trong chiến trường.
![]() Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, góp phần giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, bồi dưỡng niềm tự hào tự tôn dân tộc. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần hình thành ở học sinh các phẩm chất, năng lực chung được quy định trong chương trình tổng thể, thông qua nội dung môn học hình thành năng lực nhận thức các vấn đề về quốc phòng, an ninh và vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống. Ở cấp tiểu học, trung học cơ sở giáo dục quốc phòng và an ninh được thực hiện lồng ghép thông qua nội dung các môn học trong chương trình, kết hợp với hoạt động ngoại khóa phù hợp với lứa tuổi, bảo đảm cho học sinh hình thành những hiểu biết ban đầu về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc về lực lượng vũ trang nhân dân và ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Ở cấp trung học phổ thông là môn học chính khóa, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kĩ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc sau khi rời ghế nhà trường. Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh được xây dựng trên cơ sở các quan điểm: Tính kế thừa và hiện đại: Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh được xây dựng trên cơ sở các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Được xây dựng dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn truyền thống kinh nghiệm đánh giặc giữ nước của cha ông, nghệ thuật quân sự Việt Nam và cập nhật thành tựu của khoa học quân sự, sư phạm quân sự hiện đại. Phát triển phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù: Chương trình xác định rõ các phẩm chất, năng lực có thể hình thành và phát triển ở học sinh thông qua môn học: một mặt chương trình căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực làm cơ sở và xuất phát điểm để lựa chọn nội dung giáo dục; mặt khác chương trình hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi cho học sinh thông qua việc hướng dẫn học sinh tiếp thu, vận dụng nội dung môn học vào thực tiễn. Tính thực hành, thực tiễn: Chương trình xác định thực hành, luyện tập, vận dụng là nội dung quan trọng, đồng thời là phương thức thiết thực, hiệu quả để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Nội dung này chú trọng việc vận dụng kiến thức quốc phòng, an ninh và kĩ năng vận dụng vào thực tiễn nhằm góp phần phát triển các năng lực đặc thù môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh. Tính dân tộc và nhân văn: Giúp học sinh nhận thức đúng về chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, nhân văn, sự đoàn kết toàn dân của dân tộc Việt Nam trong công cuộc dựng nước và giữ nước; tinh thần đoàn kết quốc tế; giúp học sinh phát triển các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng hướng tới các giá trị khoan dung, nhân ái, tôn trọng, hòa bình, hòa hợp, hợp tác và vì sự tiến bộ và phát triển xã hội. Tính mở, liên thông: Trên cơ sở đảm bảo nội dung theo các chủ đề thống nhất trong cả nước, chương trình dành thời lượng nhất định để các nhà trường hướng dẫn học sinh tìm hiểu các vấn đề về quốc phòng, an ninh, truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương, xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện địa phương. Chương trình môn học, bố trí bài giảng phù hợp có tính liên thông bổ trợ kiến thức từ lớp 10 đến lớp 12, đáp ứng yêu cầu về dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông, phù hợp với nhận thức, phát triển thể lực và đặc thù môn học. Theo quy định, tổng thời lượng thực hành cho cả môn giáo dục quốc phòng là 105 tiết, trong đó: Lớp 10 :35 tiết, lớp 11: 35 tiết; lớp 12: 35 tiết. Căn cứ vào chương trình năm học, các trường xây dựng kế hoạch dạy học đảm bảo đủ thời gian. |