
HIẾN PHÁP
NƯỚCCỘNG HOÀ CHỦ NGHIÃ XÃ HỘI VIỆT NAM NĂM 1992
LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhândân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữnước, đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường bất khuấtcủa dân tộc và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.
Bạn đang xem: Tại sao nói quyền học tập của công dân việt nam thể hiện tính nhân văn của chế độ xã hội ở nước ta
Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo củaĐảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, nhân dânta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, đầy gian khổ hy sinh, làm Cáchmạng tháng Tám thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọcTuyên ngôn độc lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Tiếp đó, suốt mấychục năm, nhân dân các dân tộc nước ta đã liên tục chiến đấu, với sự giúp đỡquý báu của bè bạn trên thế giới, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa và các nướcláng giềng, lập nên những chiến công oanh liệt, đặc biệt là chiến dịch ĐiệnBiên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đánh thắng hai cuộc chiến tranh xâmlược của thực dân và đế quốc, giải phóng đất nước, thống nhất Tổ quốc, hoànthành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Ngày 2 tháng 7 năm 1976 Quốc hộinước Việt Nam thống nhất đã quyết định đổi tên nước là Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam; cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ra sức xâydựng đất nước, kiên cường bảo vệ Tổ quốc đồng thời làm nghĩa vụ quốc tế.
Qua các thời kỳ kháng chiến kiếnquốc, nước ta đã có Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm1980.
Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổimới toàn diện đất nước do Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam đềxướng đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Quốc hội quyết địnhsửa đổi Hiến pháp năm 1980 để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới.
Hiến pháp này quy định chế độ chínhtrị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bảncủa công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước,thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.
Dưới ánh sángcủa chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện Cương lĩnh xâydựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân Việt Namnguyện đoàn kết một lòng, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường xây dựng đất nước,thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác vớitất cả các nước, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp, giành những thắng lợi to lớnhơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chương 1:
NƯƠC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦNGHĨA VIỆT NAM - CHẾĐỘ CHÍNH TRỊ
Điều 1
Nước Cộng hoàxã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toànvẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.
Điều 2
Nhà nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhândân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giaicấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
Điều 3
Nhà nước bảođảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nghiêm trịmọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân; xây dựng đất nướcgiàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do,hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Điều 4
Đảng cộng sảnViệt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thànhquyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủnghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước vàxã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trongkhuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Điều 5
Nhà nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinhsống trên đất nước Việt Nam.
Nhà nước thực hiện chính sách bìnhđẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chiarẽ dân tộc.
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói,chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyềnthống và văn hoá tốt đẹp của mình.
Nhà nước thực hiện chính sách pháttriển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồngbào dân tộc thiểu số.
Điều 6
Nhân dân sửdụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quanđại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu tráchnhiệm trước nhân dân.
Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cáccơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trungdân chủ.
Điều 7
Việc bầu cửđại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tiến hành theo nguyên tắc phổthông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Đại biểu Quốc hội bị cử tri hoặcQuốc hội bãi nhiệm và đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Hội đồng nhân dânbãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Điều 8
Các cơ quanNhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụnhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sátcủa nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch,cửa quyền, tham nhũng.
Điều 9
Mặt trận Tổquốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhândân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trívề chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chínhquyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhândân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiếnpháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử vàcán bộ, viên chức Nhà nước.
Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trậnTổ quốc và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả.
Điều 10
Công đoànlà tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùngvới cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợicủa cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lýNhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước,tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao độngkhác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 11
Công dân thựchiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở bằng cách tham gia công việc của Nhà nướcvà xã hội, có trách nhiệm bảo vệ của công, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, tổ chức đời sốngcông cộng.
Điều 12
Nhà nước quảnlý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinhtế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnhchấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, cácvi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Mọi hành động xâm phạm lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lýtheo pháp luật.
Điều 13
Tổ quốc ViệtNam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Mọi âm mưu và hành động chống lạiđộc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị nghiêm trịtheo pháp luật.
Điều 14
Nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, mở rộng giaolưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chínhtrị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹnlãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng vàcác bên cùng có lợi; tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác vớicác nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng; tích cực ủng hộ và góp phầnvào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc,dân chủ và tiến bộ xã hội.
Chương 2:
CHẾ ĐỘ KINH TẾ
Điều 15
Nhà nước pháttriển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quảnlý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thànhphần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sởhữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sởhữu tập thể là nền tảng.
Điều 16
Mục đích chínhsách kinh tế của Nhà nước là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốthơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi nănglực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế: kinh tế quốcdoanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tưbản Nhà nước dưới nhiều hình thức, thúc đẩy xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật,mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và giao lưu với thị trường thế giới.
Điều 17
Đất đai, rừngnúi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển,thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xínghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoahọc, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà phápluật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.
Điều 18
Nhà nước thốngnhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúngmục đích và có hiệu quả.
Nhà nước giao đất cho các tổ chứcvà cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.
Tổ chức và cá nhân có trách nhiệmbảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sửdụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật.
Điều 19
Kinh tế quốcdoanh được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành và lĩnh vực thenchốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Cơ sở kinh tế quốc doanh được quyềntự chủ trong sản xuất, kinh doanh, bảo đảm sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
Điều 20
Kinh tế tậpthể do công dân góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dướinhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi.
Nhà nước tạo điều kiện để củng cốvà mở rộng các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.
Điều 21
Kinh tế cáthể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh,được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong nhữngngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh.
Kinh tế gia đình được khuyến khíchphát triển.
Điều 22
Các cơ sởsản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện đầy đủ các nghĩavụ đối với Nhà nước, đều bình đẳng trước pháp luật, vốn và tài sản hợp phápđược Nhà nước bảo hộ.
Doanh nghiệp thuộc mọi thành phầnkinh tế được liên doanh, liên kết với cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoàinước theo quy định của pháp luật.
Điều 23
Tài sản hợppháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá.
Trong trường hợp thật cần thiết vìlý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưngdụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường.
Thể thức trưng mua, trưng dụng doluật định.
Điều 24
Nhà nước thốngnhất quản lý và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển các hình thứcquan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọngđộc lập, chủ quyền và cùng có lợi, bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước.
Điều 25
Nhà nước khuyếnkhích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phùhợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; bảo đảm quyền sở hữuhợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhânnước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá.
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợicho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước.
Điều 26
Nhà nước thốngnhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách; phâncông trách nhiệm và phân cấp quản lý Nhà nước giữa các ngành, các cấp; kết hợplợi ích của cá nhân, của tập thể với lợi ích của Nhà nước.
Điều 27
Mọi hoạt độngkinh tế, xã hội và quản lý Nhà nước phải thực hành chính sách tiết kiệm.
Điều 28
Mọi hoạt độngsản xuất, kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân,làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thểvà của công dân đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Nhà nước có chính sách bảo hộ quyềnlợi của người sản xuất và người tiêu dùng.
Điều 29
Cơ quan Nhànước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thựchiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảovệ môi trường.
Nghiêm cấm mọi hành động làm suykiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường.
Chương 3:
VĂN HÓA, GIÁO DỤC, KHOA HỌC,CÔNG NGHỆ
Điều 30
Nhà nước vàxã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn;kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; pháthuy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân.
Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệpvăn hoá. Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động, đồi trụy; bài trừmê tín, hủ tục.
Điều 31
Nhà nước tạođiều kiện để công dân phát triển toàn diện, giáo dục ý thức công dân, sống vàlàm việc theo Hiến pháp và pháp luật, giữ gìn thuần phong mỹ tục, xây dựng giađình có văn hóa, hạnh phúc, có tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa,có tinh thần quốc tế chân chính, hữu nghị và hợp tác với các dân tộc trên thếgiới.
Điều 32
Văn học, nghệthuật góp phần bồi dưỡng nhân cách và tâm hồn cao đẹp của người Việt Nam.
Nhà nước đầu tư phát triển văn hoá,văn học, nghệ thuật, tạo điều kiện để nhân dân được thưởng thức những tác phẩmvăn học, nghệ thuật có giá trị; bảo trợ để phát triển các tài năng sáng tạo vănhóa, nghệ thuật.
Nhà nước phát triển các hình thứcđa dạng của hoạt động văn học, nghệ thuật, khuyến khích các hoạt động văn học,nghệ thuật quần chúng.
Điều 33
Nhà nước pháttriển công tác thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, xuất bản,thư viện và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Nghiêm cấm những hoạtđộng văn hoá, thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạođức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam.
Điều 34
Nhà nước vàxã hội bảo tồn, phát triển các di sản văn hoá dân tộc; chăm lo công tác bảo tồn,bảo tàng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy tác dụng của các di tích lịch sử,cách mạng, các di sản văn hoá, các công trình nghệ thuật, các danh lam, thắngcảnh.
Nghiêm cấm các hành động xâm phạmđến các di tích lịch sử, cách mạng, các công trình nghệ thuật và danh lam, thắngcảnh.
Điều 35
Giáo dục vàđào tạo là quốc sách hàng đầu.
Nhà nước phát triển giáo dục nhằmnâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Mục tiêu của giáo dục là hình thànhvà bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những ngườilao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, cóý chí vươn lên góp phần làm cho dân giầu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 36
Nhà nước thốngnhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kếhoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng.
Nhà nước phát triển cân đối hệ thốnggiáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiêp, giáo dụcđại học và sau đại học, phổ cập giáo dục tiểu học, xoá nạn mù chữ; phát triểncác hình thức trường quốc lập, dân lập và các hình thức giáo dục khác.
Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáodục, khuyến khích các nguồn đầu tư khác.
Nhà nước thực hiện chính sách ưutiên bảo đảm phát triển giáo dục ở miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùngđặc biệt khó khăn.
Các đoàn thể nhân dân, trước hếtlà Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế,gia đình cùng nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhiđồng.
Điều 37
Khoa học vàcông nghệ giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội củađất nước.
Nhà nước xây dựng và thực hiện chínhsách khoa học, công nghệ quốc gia; xây dựng nền khoa học, công nghệ tiên tiến;phát triển đồng bộ các ngành khoa học nhằm xây dựng luận cứ khoa học cho việcđịnh ra đường lối, chính sách và pháp luật, đổi mới công nghệ, phát triển lựclượng sản xuất, nâng cao trình độ quản lý, bảo đảm chất lượng và tốc độ pháttriển của nền kinh tế; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.
Điều 38
Nhà nước đầutư và khuyến khích tài trợ cho khoa học bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, ưu tiêncho những hướng khoa học, công nghệ mũi nhọn; chăm lo đào tạo và sử dụng hợp lýđội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật nhất là những người có trình độ cao, côngnhân lành nghề và nghệ nhân; tạo điều kiện để các nhà khoa học sáng tạo và cốnghiến; phát triển nhiều hình thức tổ chức, hoạt động nghiên cứu khoa học, gắnnghiên cứu khoa học với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp chặt chẽgiữa nghiên cứu khoa học, đào tạo với sản xuất, kinh doanh.
Điều 39
Nhà nước đầutư, phát triển và thống nhất quản lý sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ của nhân dân,huy động và tổ chức mọi lực lượng xã hội xây dựng và phát triển nền y học ViệtNam theo hướng dự phòng; kết hợp phòng bệnh với chữa bệnh; phát triển và kếthợp y dược học cổ truyền với y dược học hiện đại; kết hợp phát triển y tế Nhànước với y tế nhân dân; thực hiện bảo hiểm y tế, tạo điều kiện để mọi người dânđược chăm sóc sức khoẻ.
Nhà nước ưu tiên thực hiện chươngtrình chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào miền núi và dân tộc thiểu số.
Nghiêm cấm tổ chức và tư nhân chữabệnh, sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh trái phép gây tổn hại cho sức khoẻ củanhân dân.
Điều 40
Nhà nước,xã hội, gia đình và công dân có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em; thựchiện chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Điều 41
Nhà nước vàxã hội phát triển nền thể dục, thể thao dân tộc, khoa học và nhân dân.
Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệpphát triển thể dục, thể thao; quy định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trongtrường học; khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức tổ chức thể dục,thể thao tự nguyện của nhân dân, tạo các điều kiện cần thiết để không ngừng mởrộng các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng, chú trọng hoạt động thể thaochuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao.
Điều 42
Nhà nước vàxã hội phát triển du lịch, mở rộng hoạt động du lịch trong nước và du lịch quốctế.
Điều 43
Nhà nước mởrộng giao lưu và hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực văn hoá, thông tin, văn học,nghệ thuật, khoa học, công nghệ, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao.
Chương 4:
BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAMXÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Điều 44
Bảo vệ Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàndân.
Nhà nước củng cố và tăng cường nềnquốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân nòng cốt là các lực lượng vũ trang nhândân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế,tổ chức xã hội và công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh dopháp luật quy định.
Điều 45
Các lực lượngvũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệmvụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổcủa Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hộichủ nghĩa và những thành quả của cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước.
Điều 46
Nhà nước xâydựng quân đội nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xâydựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ hùng hậu trên cơ sở kết hợp xâydựng với bảo vệ Tổ quốc, kết hợp sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân vớisức mạnh của toàn dân, kết hợp sức mạnh truyền thống đoàn kết dân tộc chống ngoạixâm với sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Điều 47
Nhà nước xâydựng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, dựavào nhân dân và làm nòng cốt cho phong trào nhân dân để bảo vệ an ninh quốc gia,trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm sự ổn định chính trị và các quyền tự do, dânchủ của công dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản xã hội chủnghĩa, đấu tranh phòng ngừa và chống các loại tội phạm.
Điều 48
Nhà nước pháthuy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân, giáo dụcquốc phòng và an ninh cho toàn dân, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, chínhsách hậu phương quân đội, xây dựng công nghiệp quốc phòng, bảo đảm trang bị cholực lượng vũ trang, kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, bảođảm đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ và chiến sĩ, công nhân, nhân viênquốc phòng, xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừngtăng cường khả năng bảo vệ đất nước.
Chương 5:
QUYỀN VÀ NGHIÃ VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
Điều 49
Công dân nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
Điều 50
ở nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinhtế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quyđịnh trong Hiến pháp và luật.
Điều 51
Quyền củacông dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
Nhà nước bảo đảm các quyền của côngdân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội.
Quyền và nghĩa vụ của công dân doHiến pháp và luật quy định.
Điều 52
Mọi công dânđều bình đẳng trước pháp luật.
Điều 53
Công dân cóquyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chungcủa cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhànước tổ chức trưng cầu ý dân.
Điều 54
Công dân,không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trìnhđộ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyềnbầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồngnhân dân theo quy định của pháp luật.
Điều 55
Lao động làquyền và nghĩa vụ của công dân.
Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạongày càng nhiều việc làm cho người lao động.
Điều 56
Nhà nước banhành chính sách, chế độ bảo hộ lao động.
Nhà nước quy định thời gian lao động,chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chứcNhà nước và những người làm công ăn lương; khuyến khích phát triển các hìnhthức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.
Điều 57
Công dân cóquyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Điều 58
Công dân cóquyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt,tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chứckinh tế khác; đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều17 và Điều 18.
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợppháp và quyền thừa kế của công dân.
Điều 59
Học tập làquyền và nghĩa vụ của công dân.
Bậc tiểu học là bắt buộc, không phảitrả học phí.
Công dân có quyền học văn hoá vàhọc nghề bằng nhiều hình thức.
Học sinh có năng khiếu được Nhà nướcvà xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng.
Nhà nước có chính sách học phí, họcbổng.
Nhà nước và xã hội tạo điều kiệncho trẻ em tàn tật được học văn hoá và học nghề phù hợp.
Điều 60
Công dân cóquyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹthuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham giacác hoạt động văn hoá khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu côngnghiệp.
Điều 61
Công dân cóquyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ.
Nhà nước quy định chế độ viện phí,chế độ miễn, giảm viện phí.
Công dân có nghĩa vụ thực hiện cácquy định về vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh công cộng.
Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển,buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma tuý khác. Nhà nướcquy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm.
Xem thêm: Làm Sao Để Da Mặt Hết Nhờn Và Cách Chăm Sóc Đúng Cách, 7 Cách Giảm Dầu Nhờn Trên Da Mặt Hiệu Quả
Điều 62
Công dân cóquyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật. Quyền lợi của người thuê nhàvà người có nhà cho thuê được bảo hộ theo pháp luật.
Điều 63
Công dân nữvà nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội vàgia đình.
Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệtđối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.
Lao động nữ và nam việc làm như nhauthì tiền lương ngang nhau. Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữlà viên chức Nhà nước và người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khisinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật.
Nhà nước và xã hội tạo điều kiệnđể phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trongxã hội; chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ sở phúclợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sảnxuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ.
Điều 64
Gia đình làtế bào của xã hội.
Nhà nước bảo hộ hôn nhân và giađình.
Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện,tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy conthành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà,cha mẹ.
Nhà nước và xã hội không thừa nhậnviệc phân biệt đối xử giữa các con.
Điều 65
Trẻ em đượcgia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.
Điều 66
Thanh niênđược gia đình, Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí,phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thứccông dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạovà bảo vệ Tổ quốc.
Điều 67
Thương binh,bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước.Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợpvới sức khoẻ và có đời sống ổn định.
Những người và gia đình có công vớinước được khen thưởng, chăm sóc.
Người già, người tàn tật, trẻ mồcôi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ.
Điều 68
Công dân cóquyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoàivề nước theo quy định của pháp luật.
Điều 69
Công dân cóquyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp,lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
Điều 70
Công dân cóquyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôngiáo đều bình đẳng trước pháp luật.
Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng,tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
Không ai được xâm phạm tự do tínngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chínhsách của Nhà nước.
Điều 71
Công dân cóquyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ,danh dự và nhân phẩm.
Không ai bị bắt, nếu không có quyếtđịnh của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân,trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng phápluật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức,nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.
Điều 72
Không ai bịcoi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đãcó hiệu lực pháp luật.
Người bị bắt, bị giam giữ, bị truytố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất vàphục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố,xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh.
Điều 73
Công dân cóquyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Không ai được tự ý vào chỗ ở củangười khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
Thư tín, điện thoại, điện tín củacông dân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở,kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyềntiến hành theo quy định của pháp luật.
Điều 74
Công dân cóquyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việclàm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơnvị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.
Việc khiếu nại, tố cáo phải đượccơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định.
Mọi hành vi xâm phạm lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thờixử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất vàphục hồi danh dự.
Nghiêm cấm việc trả thù người khiếunại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hạingười khác.
Điều 75
Nhà nước bảohộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Nhà nước tạo điều kiện để người ViệtNam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phầnxây dựng quê hương, đất nước.
Điều 76
Công dân phảitrung thành với Tổ quốc.
Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
Điều 77
Bảo vệ Tổquốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
Công dân phải làm nghĩa vụ quân sựvà tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.
Điều 78
Công dân cónghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.
Điều 79
Công dân cónghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trậttự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạtcông cộng.
Điều 80
Công dân cónghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật.
Điều 81
Người nướcngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, đượcNhà nước bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luậtViệt Nam.
Điều 82
Người nướcngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ vàhoà bình, hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hoàxã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét việc cho cư trú.
Chương 6:
QUỐC HỘI
Điều 83
Quốc hội làcơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất củanước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyềnlập hiến và lập pháp.
Quốc hội quyết định những chính sáchcơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninhcủa đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhànước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sáttối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Điều 84
Quốc hội cónhững nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiếnpháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
2- Thực hiện quyền giám sát tối caoviệc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt độngcủa Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tốicao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
3- Quyết định kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước;
4- Quyết địnhchính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách Nhà nướcvà phân bổ ngân sách Nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước; quyđịnh, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
5- Quyết địnhchính sách dân tộc của Nhà nước;
6- Quy định tổ chức và hoạt độngcủa Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dânvà chính quyền địa phương;
7- Bầu, miễnnhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các PhóChủ tịch Quốc hội và các ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chínhphủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tốicao; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về việc thành lập Hội đồng quốc phòngvà an ninh; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;
8- Quyết định thành lập, bãi bỏ cácBộ và các cơ quan ngang Bộ của Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnhđịa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vịhành chính - kinh tế đặc biệt;
9- Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịchnước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhândân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghịquyết của Quốc hội;
10- Quyết định đại xá;
11- Quy định hàm, cấp trong các lựclượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp Nhà nước khác;quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước;
12- Quyết định vấn đề chiến tranhvà hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảođảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
13- Quyết địnhchính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế đãký kết hoặc tham gia theo đề nghị của Chủ tịch nước;
14- Quyết định việc trưng cầu ýdân.
Điều 85
Nhiệm kỳ củamỗi khoá Quốc hội là năm năm.
Hai tháng trước khi Quốc hội hếtnhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong. Thể lệ bầu cử và số đại biểu Quốchội do luật định.
Trong trường hợp đặc biệt, nếu đượcít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, thì Quốchội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình.
Điều 86
Quốc hội họpmỗi năm hai kỳ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập.
Trong trường hợp Chủ tịch nước, Thủtướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu hoặctheo quyết định của mình, Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập Quốc hội họp bấtthường.
Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoámới được triệu tập chậm nhất là hai tháng kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hộivà do Chủ tịch Quốc hội khoá trước khai mạc và chủ tọa cho đến khi Quốc hội bầuChủ tịch Quốc hội khoá mới.
Điều 87
Chủ tịch nước,Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, Chínhphủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật ratrước Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội có quyền trìnhkiến nghị về luật và dự án luật ra trước Quốc hội.
Thủ tục trình Quốc hội dự án luật,kiến nghị về luật do luật định.
Điều 88
Luật, nghịquyết của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tánthành, trừ các trường hợp Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội quy định tại Điều7, rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội quy định tại Điều 85 và sửa đổiHiến pháp quy định tại Điều 147, thì phải được ít nhất là hai phần ba tổng sốđại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Luật, nghị quyết của Quốc hội phảiđược công bố chậm nhất là mười lăm ngày kể từ ngày được thông qua.
Điều 89
Quốc hội bầuUỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội và căn cứ vào báo cáo của Uỷ ban màquyết định xác nhận tư cách đại biểu của đại biểu Quốc hội.
Điều 90
Uỷ ban thườngvụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm có:
- Chủ tịch Quốc hội;
- Các Phó Chủ tịch Quốc hội;
- Các ủy viên.
Số thành viên Uỷ ban thường vụ Quốchội do Quốc hội quyết định. Thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể đồngthời là thành viên Chính phủ.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội của mỗikhoá Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến khi Quốc hội khoámới bầu Uỷ ban thường vụ Quốc hội mới.
Điều 91
Uỷ banthường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Công bố và chủ trì việc bầu cửđại biểu Quốc hội;
2- Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tậpvà chủ trì các kỳ họp Quốc hội;
3- Giải thích Hiến pháp, luật, pháplệnh;
4- Ra pháp lệnh về những vấn đề đượcQuốc hội giao;
5- Giám sát việc thi hành Hiến pháp,luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốchội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sátnhân dân tối cao; đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái vớiHiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc huỷbỏ các văn bản đó; huỷ bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toàán nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghịquyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
6- Giám sát và hướng dẫn hoạt độngcủa Hội đồng nhân dân; bãi bỏ các nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hạinghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân;
7- Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạtđộng của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điềukiện hoạt động của các đại biểu Quốc hội;
8- Trong thờigian Quốc hội không họp, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổnhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác củaChính phủ và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội;
9- Trong thờigian Quốc hội không họp, quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khinước nhà bị xâm lược và trình Quốc hội phê chuẩn quyết định đó tại kỳ họp gầnnhất của Quốc hội;
10- Quyếtđịnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cảnước hoặc ở từng địa phương;
11- Thực hiệnquan hệ đối ngoại của Quốc hội;
12- Tổ chứctrưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.
Điều 92
Chủ tịch Quốchội chủ toạ các phiên họp của Quốc hội; ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốchội; lãnh đạo công tác của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; tổ chức việc thực hiệnquan hệ đối ngoại của Quốc hội; giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.
Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủtịch làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch.
Điều 93
Pháp lệnh,nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải được quá nửa tổng số thành viênUỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷban thường vụ Quốc hội phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày kể từ ngàyđược thông qua, trừ trường hợp Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét lại.
Điều 94
Quốc hội bầuHội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên.
Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiếnnghị với Quốc hội những vấn đề về dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thihành chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộimiền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.
Trước khi ban hành các quyết địnhvề chính sách dân tộc, Chính phủ phải tham khảo ý kiến của Hội đồng dân tộc.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc được thamdự các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, được mời tham dự các phiên họpcủa Chính phủ bàn việc thực hiện chính sách dân tộc.
Hội đồng dân tộc còn có những nhiệmvụ, quyền hạn khác như các Uỷ ban của Quốc hội quy định tại Điều 95.
Hội đồng dân tộc có một số thànhviên làm việc theo chế độ chuyên trách.
Điều 95
Quốc hội bầucác Uỷ ban của Quốc hội.
Các Uỷ ban của Quốc hội nghiên cứu,thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh và dự án khác, nhữngbáo cáo được Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao; trình Quốc hội, Uỷban thường vụ Quốc hội ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thựchiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định; kiến nghịnhững vấn đề thuộc phạm vị hoạt động của Uỷ ban.
Mỗi Uỷ ban có một số thành viên làmviệc theo chế độ chuyên trách.
Điều 96
Hội đồng dântộc và các Uỷ ban của Quốc hội có quyền yêu cầu thành viên Chính phủ, Chánh ánToà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và viên chứcNhà nước hữu quan khác trình bày hoặc cung cấp tài liệu về những vấn đề cầnthiết. Người được yêu cầu có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó.
Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệmnghiên cứu và trả lời những kiến nghị của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban củaQuốc hội.
Điều 97
Đại biểu Quốchội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diệncho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước.
Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặtchẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ýkiến và nguyện vọng của cử tri với Quốc hội và các cơ quan Nhà nước hữu quan;thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và củaQuốc hội; trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc, theodõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn, giúp đỡ côngdân thực hiện các quyền đó.
Đại biểu Quốc hội phổ biến và vậnđộng nhân dân thực hiện Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
Điều 98
Đại biểu Quốchội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộtrưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối caovà Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Người bị chất vấn phải trả lời trướcQuốc hội tại kỳ họp; trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyếtđịnh cho trả lời trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốchội hoặc cho trả lời bằng văn bản.
Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầucơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang trả lời nhữngvấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm. Người phụ trách của các cơ quan, tổ chức,đơn vị này có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầutrong thời hạn luật định.
Điều 99
Không có sựđồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ýcủa Uỷ ban thường vụ Quốc hội, thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội.
Nếu vì phạm tội quả tang mà đại biểuQuốc hội bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặcUỷ ban thường vụ Quốc hội xét và quyết định.
Điều 100
Đại biểuQuốc hội phải dành thời gian để làm nhiệm vụ đại biểu.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướngChính phủ, các Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ và các cơ quan kháccủa Nhà nước có trách nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết mà đại biểu yêu cầu vàtạo điều kiện để đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ đại biểu.
Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt độngcủa đại biểu Quốc hội.
Chương 7:
CHỦ TỊCH NƯỚC
Điều 101
Chủ tịchnước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam về đối nội và đối ngoại.
Điều 102
Chủ tịchnước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm vàbáo cáo công tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệmkỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụcho đến khi Quốc hội khoá mới bầu Chủ tịch nước mới.
Điều 103
Chủ tịchnước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Công bố Hiến pháp, luật, pháplệnh;
2- Thống lĩnh các lực lượng vũ trangnhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh;
3- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm,bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tốicao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
4- Căn cứ vàonghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;
5- Căn cứ vào nghị quyết của Quốchội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, công bố quyết định tuyên bố tình trạngchiến tranh, công bố quyết định đại xá;
6- Căn cứ vàonghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viêncục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
7- Đề nghị Uỷban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụQuốc hội về các vấn đề quy định tại điểm 8 và điểm 9, Điều 91 trong thời hạnmười ngày kể từ ngày pháp lệnh hoặc nghị quyết được thông qua; nếu pháp lệnh,nghị quyết đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủtịch nước vẫn không nhất trí, thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tạikỳ họp gần nhất;
8- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chứcPhó Chánh án, Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viênViện kiểm sát nhân dân tối cao;
9- Quyết địnhphong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấpngoại giao và những hàm cấp Nhà nước khác; quyết định tặng thưởng huân chương,huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước;
10- Cử, triệuhồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toànquyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhànước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu Nhà nước khác; quyếtđịnh phê chuẩn hoặc tham gia điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốchội quyết định;
11- Quyết định cho nhập quốc tịchViệt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc tước quốc tịch Việt Nam;
12- Quyết định đặc xá.
Điều 104
Hội đồngquốc phòng và an ninh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các ủy viên.
Chủ tịch nước đề nghị danh sách thànhviên Hội đồng quốc phòng và an ninh trình Quốc hội phê chuẩn. Thành viên Hộiđồng quốc phòng và an ninh không nhất thiết là đại biểu Quốc hội.
Hội đồng quốc phòng và an ninh độngviên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc.
Trong trường hợp có chiến tranh,Quốc hội có thể giao cho Hội đồng quốc phòng và an ninh những nhiệm vụ và quyềnhạn đặc biệt.
Hội đồng quốc phòng và an ninh làmviệc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
Điều 105
Chủ tịchnước có quyền tham dự các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Khi xét thấy cần thiết, Chủ tịchnước có quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ.
Điều 106
Chủ tịchnước ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Điều 107
Phó Chủ tịchnước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Phó Chủ tịch nước giúp Chủ tịch làmnhiệm vụ và có thể được Chủ tịch uỷ nhiệm thay Chủ tịch làm một số nhiệm vụ.
Điều 108
Khi Chủ tịchnước không làm việc được trong một thời gian dài, thì Phó Chủ tịch quyền Chủtịch.
Trong trường hợp khuyết Chủ tịchnước, thì Phó Chủ tịch quyền Chủ tịch cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch nước mới.
Chương 8:
CHÍNH PHỦ
Điều 109
Chính phủlà cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ thống nhất quản lý việcthực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninhvà đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ươngđến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huyquyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảmổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Chính phủ chịu trách nhiệm trướcQuốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Điều 110
Chính phủgồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác. NgoàiThủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốchội.
Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệmtrước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủtịch nước.
Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng làmnhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng. Khi Thủ tướng vắng mặt thì một Phó Thủtướng được Thủ tướng ủy nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của Chính phủ.
Điều 111
Chủ tịchUỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao độngViệt Nam và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân được mời tham dự các phiên họpcủa Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan.
Điều 112
Chính phủcó những nhiệm vụ và qu