TRI ÂN PETRUS KÝ
Counter
708,762 hitsHoa Kỳ Bỏ Rơi Đồng Minh Việt Nam Cộng Hòa: Trách Nhiệm Thuộc Về Ai?
Lâm Vĩnh Thế
Cuộc Chiến Giữa Hành Pháp và Lập Pháp Hoa Kỳ 1973-1975
Trong bầu không khí chính trị căng thẳng và chia rẽ trầm trọng tại Hoa Kỳ do cuộc Chiến Tranh Việt Nam tạo ra, kết quả bầu cử của năm 1972 cho thấy rõ ràng là người dân Mỹ mong muốn hai điều như sau được thực hiện:
Chính phủ Cộng Hòa, với Tổng Thống Nixon vừa được tái cử với một đa số tuyệt đối, sẽ thành công trong việc thương thuyết để chấm đứt cuộc chiếnQuốc Hội Dân Chủ, với đa số tuyệt đối ở cả 2 viện, sẽ thành công trong việc bảo đãm không để cho Hoa Kỳ bị lôi cuốn vào một cuộc chiến tương tựTrong hoàn cảnh như thế, cả hai phía hành pháp và lập pháp đều thấy rằng mình đã có được một căn bản rất vững chắc để có thể tư cho rằng mình đã được dân chúng trao cho sứ mạng (Mandate) để thực hiện cho được cái điều mà dân chúng mong muốn. Đồng thời, cả hai phía cũng đều hiểu rất rõ sự han chế của cái ”sứ mạng” của mình vì phía bên kia cũng có “sứ mạng” của họ..
Bạn đang xem: Tại sao mỹ bỏ rơi việt nam cộng hòa
“In state after state we were winning big. Texas, for example, was going to be ours by more than a million votes. But there was also bad news: we were not picking up enough congressional seats to provide the legislative support my own New Majority mandate would need.” <3> (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: Hết tiểu bang này đến tiểu bang khác, chúng tôi đều thắng lớn. Thí du: chúng tôi cũng sẽ dành được tiểu bang Texas, thắng đồi phương hơn một triệu phiếu. Nhưng cũng có tin xấu: chúng tôi không chiếm đủ ghế tại quốc hội để có thể có được sự ủng hộ về lập pháp mà sứ mạng Tân Đa Số của chính tôi sẽ cần đến).
“ … we will respond with full force should the settlement be violated by North Vietnam.” <4> (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: Chúng tôi sẽ dốc toàn lực đối phó nếu Bắc Việt vi phạm thỏa ước này).
Các mật thư đó đều do Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Tiến sĩ Henry A. Kissinger soạn thảo cho Tổng Thống Nixon ký. Tuy nhiên, ông Kissinger không bao giờ hở môi về các mật thư này. Hơn nữa, vì biết rõ phía lập pháp sẽ chống đối việc tái diễn Chiến Tranh Việt Nam, sau khi Hiệp Định Paris đã được ký kết, ông luôn luôn tìm cách tránh né không trả lời thẳng khi được các kỳ giả Mỹ hỏi liệu Hoa Kỳ có sẽ gửi quân trở lại Việt Nam hay không nếu Bắc Việt vi phạm hiệp định. Tác giả Walter Isaacson, trong tác phẩm “Kissinger: a biography,” đã ghi lại như sau:
“Asked at a news conference in early 1973 if the U.S. “would ever again send troops into Vietnam” if the accord was violated, he responded:” I don’t want to comment on a hypothetical situation that we don’t expect to arise.” <5> (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: Khi được hỏi tại một cuộc họp báo vào đầu năm 1973 là liệu Hoa Kỳ có sẽ gửi quân trở lại Việt Nam hay không nếu hiệp định
Về phía Lập Pháp Hoa Kỳ, các Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ Đảng Dân Chủ đã thấy rõ chủ trương của Nixon và Kissinger qua chính sách “Việt-Nam-Hóa Chiến Tranh” (Vietnamization of the War, thường được giới truyền thông gọi tắt gọn là Vietnamization), tiếp tục viện trợ, đồng thời chuyển giao căn cứ quân sự và chiến cụ cho QLVNCH từ 1969 song song với việc rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam. Việc tăng cường khả năng chiến đấu cho QLVNCH này đạt đến cực điểm qua hai chương trình gọi là Enhance (tháng 5-1972) và Enhance Plus (tháng 10-1972). Hai chương trình này đã chuyễn giao cho QLVNCH, trong một thời gian thật ngắn, một số lượng vũ khí lớn chưa từng có như sau:
Enhance chuyển giao:69 phi cơ trực thăng55 phản lực cơ chiến đấu100 phi cơ đủ loại khác7 tàu tuần tiểu2 tiểu đoàn pháo phòng không3 tiểu đoàn pháo 175 ly2 tiểu đoàn thiết giáp M48A3141 súng phóng (launchers) hỏa tiển TOWEnhance Plus chuyển giao:234 phản lực cơ chiến đấu (F-5A và A-37)32 vận tải cơ C-130177 phi cơ trực thăng UH-1H72 xe thiết giáp177 thiết vận xa726 xe vận tải <6>Sau hai đợt chuyển giao chiến cụ này, Không Quân của QLVNCH đã trở thành không quân đứng hạng 4 trên thế giới về số lượng phi cơ (sau Hoa Kỳ, Liên Xô, và Trung Cộng).
Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Hiệp Định Paris
Ngay từ khi bắt đầu cuộc đàm phán với Bắc Việt, Nixon và Kissinger đã có chủ trương rất rõ rệt với 3 mục tiêu như sau: 1) Bằng mọi giá phải đạt được việc ngưng bắn, nghĩa là giải quyết cuộc chiến thuần túy về mặt quân sư để Hoa Kỳ có thể hoàn tất việc rút quân ra khỏi Việt Nam, và mang được hết tất cả tù binh Hoa Kỳ bị Bắc Việt giam giữ tại Hà Nội về nước; 2) Việc giải quyết cuộc chiến về mặt chính trị sẽ để cho các phe Việt Nam liên hệ giải quyết với nhau; 3) Tiếp tục viện trợ để VNCH có thể tồn tại.
“I must meet with key Congressional leaders Sunday evening, January 21, to inform them in general terms of our course. If you cannot give me a positive answer by then, I shall inform them that I am authorizing Dr. Kissinger to initial the Agreement even without the concurrence of your Government. In that case, even if you should decide to join us later, the possibility of continued Congressional assistance will be severely reduced.” <8> (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: Tôi phải họp với các vị lãnh đạo Quốc Hội vào tối Chú Nhựt, 21 Tháng Giêng, để thông báo cho họ một cách tổng quat về công việc của chúng ta. Nếu đến lúc đó mà ông vẫn không thể trả lời thuận với tôi, tôi sẽ thông báo với họ là tôi sẽ cho phép Tiến sĩ Kissinger ký tắt bản Thỏa Ước ngay cả không có sự đồng thuận của Chánh phủ của ông. Trong trường hợp này, ngay cả nếu sau này ông quyết định đi cùng chúng tôi, khả năng của việc tiếp tục giúp đở của Quốc Hội sẽ bị cắt giảm một cách nghiêm trọng).
“We thought that if we could end the war honorably, with your government in office and with clear obligations in the agreement, that we would have so much authority afterwards that if we said that North Vietnam was violating the agreement, we could bomb them and no one would challenge us. … Who knows today about the armistice was all about in Korea? If Korea is attacked, we would defend it. Why should we do this in Korea and not in Vietnam? There is no reason. … With an army of over a million and controlling a large part of the territory, we think you can handle a ceasefire, at least for a long enough period until there are violations of the agreement. … We thought in that the name of an agreement we would be better able to help than in the name of war. That is our cold-blooded appraisal. … The only use of provisions is to give us a pretext to act. … The agreement buys time.” <10> (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: Chúng tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có thể kết thúc cuộc chiến một cách danh dự, với chánh phủ của quý vị vẫn tại chức và với những ràng buộc rõ ràng trong thỏa ước, thì sau đó chúng tôi sẽ có được nhiều thẩm quyền đến mức là nếu chúng tôi nói rằng Bắc Việt đã vi phạm thỏa ước, thì chúng tôi có thể dội bom họ mà sẽ không có ai có thể thách đố chúng tôi. … Hiện nay ai biết hiệp định đình chiến là cái gì đối với Triều Tiên? Nếu Triều Tiên
Để có thể thực hiện những lời cam kết của Tổng Thống Nixon là sẽ trả đủa dữ dội nếu Bắc Việt vi phạm Hiệp Định Paris, Hoa Kỳ đã có nhiều sự chuẩn bị rất cụ thể. Vì biết trước chắc chắn là việc gửi quân bộ chiến trở lại Việt Nam là hoàn toàn vô khả thi, Nixon và Kissinger chỉ có thể trả đủa các vụ vi phạm Hiệp Định Paris của Bắc Việt bằng Không Quân mà thôi. Và bằng Không Quân có nghĩa là sẽ sử dụng phản lực cơ oanh tạc chiến lược B-52 để giảm thiểu thiệt hại bởi hệ thống phòng không của Bắc Việt. Trong các chuẩn bị đó, việc thiết lập một đơn vị không quân đặc biệt sau đây tại Thái Lan là quan trọng nhứt. Đó là Bộ Tư Lệnh của Lực Lượng Yểm Trợ / Sư Đoàn 7 Không Quân (United States Support Activities Group / Seventh Air Force, viết tắt là USSAG/7AF) đặt tại Nakhon Phanom, Đông Bắc Thái Lan, với sứ mạng như sau:
“USSAG/7AF, Thailand, will plan for resumption of an effective air campaign in Laos, Cambodia, RVN and NVN as directed by CINCPAC; …” <12> (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: USSAG/7AF, Thái Lan, sẽ lên kế hoạch cho việc thực hiện trở lại một chiến dịch oanh tạc có hiệu quả tại Lào, Cao Miên, VNCH, và Bắc Việt theo chỉ thị của CINCPAC; …)
Một tài liệu khác của Phòng Quân Sử, Bộ Tư Lệnh Không Quân Hoa Kỳ cũng xác nhận điều này như sau:
“… The U.S. Support Activities Group/Seventh Air Force (USSAG/7AF) command allowed the United States to retain a full military position, not in South Vietnam, but in Thailand. Its considerable forces, in conjunction with Strategic Air Command (SAC) forces and the U.S. Seventh Fleet, were intended primarily as a deterrent and warning to North Vietnam not to overrun South Vietnam. There is no doubt that President Nixon believed he would be able to use American air power in Thailand to keep his promises to protect South Vietnam against North Vietnamese cease-fire violations.” <13> (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: … Bộ Tư lệnh của USSAG/7AF giúp Hoa Kỳ duy trì được toàn bộ vị thế quân sự, không phải ở Nam Việt Nam mà ở Thái Lan. Lực lượng rất đáng kể của nó, trong sự phối hợp với các lực lượng Không Quân Chiến Lược <ám chỉ các phi đoàn oanh tạc cơ chiến lược B-52> và Đệ Thất Hạm Đội <ám chỉ các hàng không mẫu hạm với hàng trăm phi cơ phản lực khu trục và oanh tạc đủ loại>, đã được thành lập với dụng ý chính là cảnh báo Bắc Việt không nên đánh chiếm Nam Việt Nam. Không có một nghi ngờ nào là Tổng Thống Nixon tin rằng ông có thể sử dụng sức mạnh của không quân tại Thái Lan để giữ lời hứa của ông là sẽ bảo vệ Nam Việt Nam chống lại các vi phạm ngưng bắn của Bắc Việt).
Trên thực tế, trước những vi phạm nghiêm trọng của Bắc Việt, thí dụ như việc tiếp tục cho quân xâm nhập vào Miền Nam qua đường mòn Hồ Chí Minh, Hoa Kỳ đã có những cảnh báo rất rõ ràng. Sau đây là chi tiết về cảnh báo đó được ghi lại trong cùng tài liệu vừa kể trên:
“On April 1, on the Meet The Press television program, Defense Secretary Richardson warned Hanoi that failure to comply with the cease-fire agreement could result in a resumption of US mining and bombing of North Vietnamese heartland. A few days later, Deputy Secretary of Defense William P. Clements said the President had asked for and received a list of possible military actions to back up his warning. Clements said he didn’t think “the President has any intention of letting this situation go down the drain.” <14> (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: Vào ngày 1 Tháng Tư, trên chương trình truyền hình Meet The Press, Bộ Trưởng Quốc Phòng Richardson đã cảnh báo Hà Nội là việc họ không tuân thủ thỏa ước ngưng bắn sẽ đưa đến việc Hoa Kỳ sẽ tái diễn việc gài mìn <ám chỉ việc gài mìn phong tỏa cảng Hải Phòng> và oanh tạc nội địa Bắc Việt <ám chỉ oanh tạc Hà Nội bằng máy bay B-52>. Một vài ngày sau, Thứ Trường Quốc Phòng William P. Clements đã nói rằng Tổng Thống
Tại hội nghị “The Paris Agreement on Vietnam: twenty-five years later” họp tại The Nixon Center, ở Washington, D.C., vào tháng 4-1998, ông Kissinger đã nói rõ như sau:
“President Nixon had decided to resume bombing in March ‘73, when the infiltration started. And he and I had a little debate whether to do it while we still had prisoners there, or whether to wait until all the prisoners were out, and he decided to do it after the last prisoner was out, early in April.” <15> (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: TổngThống Nixon đã quyết định tái oanh tạc vào tháng Ba 1973 khi việc xâm nhập tái diễn. Và ông ấy và tôi đã có một cuộc tranh cải nhỏ về việc có nên làm ngay trong khi vẫn còn tù binh ở đó hay là nên chờ cho đến khi tất cả tù binh đã được trao trả, và ông ấy đã quyết định làm chuyện đó sau khi người tù binh cuối cùng đã được trao trả, vào đầu tháng Tư).
“ … that Watergate had derailed the president’s plan to pulverize Hanoi … My own information is that it was planned, sometime in April, to pulverize Hanoi and Haiphong.” <17> (Xin tạm dich sang Việt ngữ như sau: … vụ Watergate đã làm hõng kế hoạch nghiền nát Hà Nội của tổng thống … Thông tin riêng của tôi là việc đó đã được lên kế hoạch, thời gian nào đó trong tháng Tư, để nghiền nát Hà Nội và Hải Phòng).
“Both Presidents, while acknowledging that progress was being made toward military and political settlements in South Vietnam, nevertheless viewed with great concern infiltrations of men and weapons in sizable numbers from North Vietnam into South Vietnam in violation of the agreement on ending the war, and considered that actions which would threaten the basis of the agreement would call for appropriate vigorous reactions.” <18> (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: Cả hai vị Tổng Thồng, trong khi cộng nhận rằng đã có tiến triển trong việc giải quyết các vấn đề quân sự và chính trị tại Nam Việt Nam, vẫn rất lo ngại đối với việc xâm nhập người và vũ khí với số lượng lớn từ Bắc Việt vào Nam Việt Nam vi phạm thỏa ước chấm dứt chiến tranh, và cà hai vị đều cho rằng những hoạt động đe dọa nền tảng của thỏa ước sẽ đưa đến những phản ứng mãnh liệt cần phải có).
Kẻ Phản Bội VNCH: Quốc Hội Hoa Kỳ Do Đảng Dân Chủ Kiểm Soát
Trong khi Tổng Thống Nixon và các cộng sự viên của ông tích cực hoạt động để buộc Hà Nội phải tuân thủ Hiệp Định Paris thì Quốc Hội Hoa Kỳ lại tích cực hoạt đông theo chiều hướng hoàn toàn ngược lại.
Việc đầu tiên, như đã trình bày bên trên, là Quốc Hội Khóa 93, do Đảng Dân Chủ nắm đa số tại cả hai viện, đã thông qua đạo luật War Powers Act nhằm trói tay Hành Pháp là chính phủ Nixon trong việc sử dụng lực lượng quân sự, Trong bối cảnh chính trị nội bộ như vậy, hai ông Nixon và Kissinger lại phạm một lỗi lầm lớn là không đệ trình Hiệp Định Paris cho Quốc Hội để phê chuẩn vì hai ông nghĩ là khó đạt được sự phê chuẩn của Thượng Viện.
Tại hội nghị “The Paris Agreement on Vietnam: twenty-five years later” đã đề cập đến bên trên, một tham dự viên, Đại Tướng Không Quân hồi hưu Charles Graham Boyd (Tướng Boyd là người duy nhứt trong số phi công tù binh Hoa Kỳ bị giam giữ tại Hỏa Lò Hà Nội sau đó đã lên đến cấp đại tướng 4 sao của Không Quân Hoa Kỳ) đã phát biểu như sau:
“I believe that had the Paris Peace Accords been brought back and presented to the Congress of the United States for ratification that we would have been able to sustain the support necessary to honor the commitment to the government of South Vietnam. … it seems to me that it would have been very difficult for the Congress of the United States to have refused at that point to support a document knowing that it would not lead to withdrawal of troops and a repatriation of the prisoners if they did not do so. It would have made them stakeholders in that process, making it impossible to pull the rug out from under the Paris Peace Accords the following year. Xem thêm: Các Thủ Tục, Điều Kiện Để Mở Thẻ Tín Dụng Mà Bạn Cần Phải Nắm Rõ
Lời phát biểu trên của Tướng Boyd có thể đúng. Thượng Viện Hoa Kỳ, mặc dù lúc đó do Đảng Dân Chủ chiếm đa số (điều lo ngai của Nixon và Kissinger), vẫn có thể đã phê chuẩn Hiệp Định Paris vì một cuộc thăm dò dư luận vào cuối 1-1973, ngay sau khi Hiệp Định Paris được ký kết, cho thấy tỷ lệ dân chúng Hoa Kỳ ủng hộ Hiệp Định rất cao:
“Gallup polls in January 1973 showed that 80 percent were satisfied with the Paris Agreement, 58 percent believed that it was indeed a “peace with honor,” <20> (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: Cuộc thăm dò dư luận Gallup vào tháng Giêng 1973 cho thấy rằng 80 phần trăm thỏa mãn với Hiệp Định Paris, 58 phần trăm tin rằng đây quả đúng là một “nền hòa bình trong danh dự”).
Thấy rõ ý định của chính phủ Nixon sẽ trả đủa các vi phạm Hiệp Định Paris của phe Cộng sản bằng cách tái oanh tạc Bắc Việt, và từ đó, có thể làm cho Chiến Tranh Việt Nam tái phát, Quốc Hội Hoa Kỳ đã tìm cách ngăn chận trước bằng cách cắt giảm ngân sách viện trợ cho VNCH.
Đúng ngay thời điểm này, vụ Watergate bùng nổ. Các tờ báo lớn của Hoa Kỳ như Time, New York Times và đặc biệt là tờ Washington Post, với hai kỳ giả Bob Woodward và Carl Bernstein, bắt đầu phanh phui nội vụ, cho thấy vụ độn nhập vào văn phòng của Ủy Ban Bầu Cử của Đảng Dân Chủ tại tòa nhà Watergate, và sau đó là việc tìm cách che đậy vụ đó có dính líu đến các giới chức cao cấp của Bộ Tư Pháp, các cơ quan an ninh như CIA, FBI, và cả Tòa Bạch Ốc luôn. Uy tín của Tổng Thống Nixon bắt đầu tuột dốc một cách thê thảm: <21>
Tháng 1-1973: sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ 2, và Hiệp Định Paris được ký kết, thăm dò dư luận Gallup cho thấy ông được sự ủng hộ của 68% dân chúngTháng 4-1973: chỉ còn 48%Tháng 8-1973: chỉ còn 31%Từ giữa tháng 4-1973, trước việc Bắc Việt tiếp tục cho quân xâm nhập vào Miền nam, một sự vi phạm rõ rệt Hiệp Định Paris, Kissinger nhiều lần khuyến cáo Nixon tiến hành việc trả đủa nhưng Nixon chỉ bàn cho qua chuyện nhưng không ra lệnh tiến hành tái oanh tạc vì ông quá bận với việc đối phó với vụ Watergate. Tác giả Kadura, trong tác phẩm The War after the War, ghi lại rõ như sau:
“Kissinger reasoned, “Whatever the cost may be, in my judgment it will be far less than the cost which we will have to pay if, because of our inaction now, the Agreement completely fails as a result of major North Vietnamese actions in the coming months.” Nixon, however, did not make the hard decision, favored by Haig and Kissinger, to extensively bomb the Ho Chi Minh Trail and (possibly) infiltration routes across the Demilitarized Zone. … Confronted with the increasingly unsettling domestic crisis, Nixon did not have the nerve to raise the stakes in Indochina.” <22> (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: Kissinger lý luận, “Dù cho với giá nào đi nữa, theo sự đánh giá của tôi, thì nó cũng sẽ thấp hơn rất nhiều so với cái giá mà chúng ta sẽ phải trả, nếu vì sự bất động của chúng ta hiện nay, mà Thỏa Ước <ám chỉ Hiệp Định Paris> thất bại hoàn toàn do những hành động lớn lao của Bắc Việt trong những tháng sắp tới.” Tuy nhiên, Nixon đã không dám thực hiện quyết định táo báo đó, đã được cả Haig
“again, again and again until the will of the people prevails.” <25> (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: làm lại, làm nữa, làm hoài cho đến khi nào ý muốn của dân chúng thắng mới thôi).
“None of the funds herein appropriated under this act may be expended to support directly or indirectly combat activities in or over Cambodia, Laos, North Vietnam, and South Vietnam by United States forces, and after August 15, 1973, no other funds heretofore appropriated under any other act may be expended for such purpose.” <26> (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: Không có bất cứ ngân khoản nào đã được chuẩn chi trong đạo luật này được sử dụng để hổ trợ trực tiếp hay gián tiếp các hoạt động tác chiến của quân lực Hoa Kỳ trong hay trên lãnh thổ của Cao Miên, Lào, Bắc Việt, và Nam Việt, và sau ngày 15 Tháng Tám 1973, không có bất cứ ngân khoản nào đã được chuẩn chi trước đây trong bất cứ đạo luật nào có thể được sử dụng cho các mục đích như thế).
Sau khi đạo luật này được Tổng Thống Nixon ký ban hành, Ông Kissinger đã than thở như sau:
“It is getting impossible to do anything in Indochina. … That finishes us.” <27> (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: Sẽ không thể nào làm được cái gì nữa hết ở Đông Dương. … Chúng ta coi như xong rồi).
“As for Indochina, I observed it with the melancholy shown toward a terminally ill relative, hoping for a long respite and a miracle cure I was unable to describe.” <28> (Xin tam dịch sang Việt ngữ như sau: Về vấn đề Đông Dương, tôi đã quan sát nó với nổi buồn đau như trước một thân nhân sắp chết, hy vọng kéo dài được một thời gian và có một cách cứu chửa nào đó như phép lạ mà tôi không thể diễn tả được).
Ngay từ khi khởi sự hòa đàm với Bắc Việt, Nixon và Kissinger đã có chủ trương rất rõ rệt với 2 kế hoạch như sau: 1) Kế hoạch A (Plan A) là làm mọi cách tạo ra thế quân bình tại Việt Nam (Equilibrium strategy) bằng cách hỗ trợ tối đa VNCH để có thể chống trả bất cứ cuộc tấn công nào từ Miền Bắc, trên cơ sở đó sẽ tiến đến việc ngưng bắn, cho phép Hoa Kỳ rút hết quân về cũng như mang được hết tất cả tù binh về nước; 2) Kế hoạch B (Plan B) là một hợp đồng bảo hiểm (Insurance policy) sẽ sử dụng trong trường hợp không thể thực thi được Kế hoạch A, nghĩa là không còn có thể hỗ trợ VNCH được nữa, sẽ gồm 2 phần: 1) Sử dụng mối quan hệ tay ba Hoa Kỳ – Liên Xô -Trung Quốc để cố gắng ngăn trở Miền Bắc trong quyết tâm cưỡng chiếm Miền Nam; 2) Nếu vẫn không thực hiện được phần 1, nghĩa là không ngăn chận được sự sụp đổ của Miền Nam, thì cố gắng giảm thiểu tối đa thiệt hại cho uy tín của Chính phủ Hoa Kỳ trong cộng đồng quốc tế.<29>
Ngay sau khi Quốc Hội thông qua đạo luật Supplemental Appropriations Act for FY 1973, cắt bỏ toàn bộ các ngân khoản đã được chuẩn chi cho Đông Dương, vào cuối tháng 6-1973, cho thấy Kế hoạch A không thể thực hiện được, Nixon và Kissinger chuyển ngay sang việc thực hiện Phần 1 của Kế hoạch B. Kissinger đã có một buổi họp với Đại Sứ Nga tại Hoa Kỳ là Anatoly Dobrynin vào tháng 7-1973 để nhắc nhở về chủ trương “détente” (giảm bớt căng thẳng để tránh đụng độ) giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, và cho biết ý định của Hoa Kỳ là sẽ rút khỏi Cao Miên, với dụng ý khuyến nhủ Liên Xô cũng nên gây ảnh hưởng đối với Bác Việt theo cùng chiều hướng “détente” đó. Tháng 11-1973, Kissinger lại đi Bắc Kinh họp với Chu Ân Lai, Thủ Tướng của Trung Quốc. Cả hai công tác này nhằm sử dụng mối quan hệ tay ba Hoa Kỳ – Liên Xô – Trung Quốc đều không mang lại kết quả gì cả. Nixon và Kissinger không còn lối thoát nào ngoài việc chuyển sang thực hiện Phần 2 của Kế Hoạch B, cố gắng cho thấy là Hoa Kỳ đã làm tất cả mọi chuyện có thể làm để giúp VNCH. Từ cuối tháng 6-1973, Nixon đã đồng ý khi Kissinger nói với ông như sau:
“I think if we have to go down, the record must show that we did everything.” <30> (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: Nếu chúng ta phải thua, hồ sơ ghi lại phải cho thấy rằng chúng ta đã làm hết tất cả mọi việc có thể làm).
Cố gắng thực hiện Phần 2 của Kế Hoạch B cũng có thêm một mục tiêu thứ hai là cho cả thế giới thấy rằng trách nhiệm làm mất Miền Nam Việt Nam vào tay Cộng sản không thuộc về Hành Pháp Hoa Kỳ (tức là Chính phủ Nixon, và sau đó là Chính phủ Ford) mà hoàn toàn là trách nhiệm của Quốc Hội Hoa Kỳ.
Và lịch sử, sau đó, đã chứng minh đúng như thế. Quốc Hội Hoa Kỳ đã không ngần ngại mà, trái lại, còn tích cực đãm nhận vai trò làm kẻ phản bội, bỏ rơi VNCH bằng cách cắt giảm và sau cùng chấm dứt quân viện cho VNCH trong khi Bắc Việt ngang nhiên xé bỏ Hiệp Định Paris, tái diễn chiến tranh, tấn công Miền Nam với sự viện trợ lớn lao của Liên Xô và Trung Quốc, đưa đến sự sụp đổ vô cùng nhanh chóng của VNCH, nhanh hơn cả dự liệu của Bắc Việt. Quốc Hội Hoa Kỳ dưới sự điều khiển của Đảng Dân Chủ đã cắt giảm ngân sách viện trợ cho VNCH như sau
Trong khi Quốc Hội còn trong giai đoạn thảo luận ngân sách Tài Khóa 1975, trong tháng 6 và 7-1974, Chính phủ Nixon đã đệ trình cho Quốc Hội một báo cáo nghiên cứu tình hình quân sự tại VNCH do một ủy ban hỗn hợp Việt-Mỹ thực hiên. Báo cáo nói rõ nếu ngân khoản viện trợ giảm xuống dưới mức 1,126 tỷ đô la của Tài Khóa 1974 sẽ ảnh nghiêm trọng đến tinh thần cũng như khả năng chiến đấu của QLVNCH. Trong lúc điều trần trước Quốc Hội, khi được hỏi là chuyện gì sẽ xảy ra nếu số đạn dược cung cấp cho QLVNCH bị cắt giảm nhiều do quân viện cho VNCH bị cắt giảm, Bộ Trưởng Quốc Phòng James Schlesinger đã trả lời như sau:
“The ability of the
Trong tác phẩm The Final collapse <34> của ông, Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng của QLVNCH, đã trình bày cho độc giả thấy rõ một cách không thể chối cải được việc cắt giảm ngân khoản viện trợ cho VNCH của Quốc Hội Hoa Kỳ đã tạo ra những hậu quả nghiêm trong cho QLVNCH như sau:
Tổng số ngân khoản chuẩn chi 700 triệu đô la là gồm cả phần chi cho DAO <35> là 46 triệu đô la; do đó, trên thực tế, quân viện cho QLVNCH chỉ còn có 654 triệu đô la, phân phối như sau:Quân Chủng | Nhu Cầu Tối Thiểu | Chuẩn Chi | Tỷ Lệ |
Không Quân | 414 | 183 | 44% |
Lục Quân | 841 | 458 | 54% |
Linh Tinh | 30 | 13 | 43% |
Tổng cộng | 1285 | 654 | 51% |
Cần sửa chửa
Thiết-vận-xa M-113: 80-85%Thiết-giáp-xa M-48: 75-80%Đại bác 105 và 155 ly: 90-95%Đại bác 175 ly: 60-75 %Súng phóng lưu M-79: 80%Quân xa loại 2,5 tấn: 80-85%Xe cần trục loại 5 tấn: 70-75%Máy truyền tin: 90%QLVNCH cũng bị thiếu hụt nhiên liệu và đạn dược rất nghiêm trọng:Nhiên liệu: ngay từ năm 1974, mức tiêu thụ nhiên liệu đã bị sụt giảm 30% so với năm 1973; với đà cắt giảm ngân sách này, QLVNCH sẽ không còn đủ nhiên liệu để sử dụng từ tháng 5-1975Đạn dược: trong số 458 triệu đô la dành cho Lục Quân, 239 triệu là để mua đạn dược, con số này chỉ đáp ứng được 56% nhu cầu thật sự của Lục Quân về đạn được; theo tính toán của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, đến tháng 2-1975, số đạn dược tồn kho sẽ chỉ còn đủ dùng như sau:Đạn súng M-16: 31 ngàyĐạn phóng lựu 40 ly: 29 ngàyĐạn súng cối 60 ly: 27 ngàyĐạn súng cối 81 ly: 30 ngàyĐạn pháo 105 ly: 34 ngàyĐạn pháo 105 ly: 31 ngàyLựu đạn: 25 ngày744 trọng pháo446 thiết giáp000 súng trường5,000 súng đại liên000 súng phóng lựu000 tấn bom và đan dược000 xe vận tảiThay Lời Kết
“I think it is up to the American people to pass judgment on who was at fault and where the blame may rest.” <40> (Xin tạm dịch sang Viêt ngữ như sau: Tôi nghĩ là xin để cho nhân dân Hoa Kỳ phán xét ai làm sai và trách nhiệm là ở đâu).
Ghi Chú: