Vấn đề trả lại hồ sơ xin việc cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động? Quy định của pháp luật về trả lại hồ sơ khi người lao động nghỉ việc?
Hồ sơ xin việc có thể được hiểu là một tập văn bản tài liệu tóm tắt về cá nhân xin việc, tốm tắt quá trình được giáo dục, đào tạo và liệt kê các kinh nghiệm làm việc được dùng để xin việc làm. Trong hồ sơ xin việc gồm có sơ yếu lý lịch của cá nhân, các văn bằng chứng chỉ liên quan đến quá trình học tập và rèn luyện của cá nhân xin việc. Hồ sơ xin việc trên thực tế có vai trò rất quan trọng để người sử dụng lao động có thể căn cứ vào đó để đánh giá xác thực về những ứng viên khi tuyển dụng nhân viên. Trong quá trình phỏng vấn xin việc nếu cá nhân ứng tuyển được nhận thì công ty sẽ giữ lại hồ sơ xin việc của cá nhân đó. Vậy trong trường hợp người lao động nghỉ việc thì có được trả lại hồ sơ xin việc không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: Tại sao không trả lại hồ sơ xin việc


Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật lao động 2019
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP
– Nghị Định 28/2020/NĐ-CP
1. Vấn đề trả lại hồ sơ xin việc cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động
Theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động 2019 quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động thì trách nhiệm của người sử dụng lao động được quy định như sau:
“3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;”
Theo quy định trên thì pháp luật chỉ có quy định khi chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà trong quá trình sử dụng lao động người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động, mà không có quy định cụ thể về các giấy tờ khác bao gồm những giấy tờ gì. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động thì pháp luật hiện nay chỉ có quy định về việc xử phạt hành vi giữ giấy tờ gốc của người lao động bao gồm các bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. Như vậy, có thể thấy khi chấm dứt hợp đồng lao động thì công ty không bắt buộc phải trả lại những loại giấy tờ là bản sao hồ sơ của người lao động.
Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì việc trả lại hồ sơ chỉ áp dụng đối với trường hợp người lao động không trúng tuyển hoặc không tham gia dự tuyển nên doanh nghiệp phải trả lại hồ sơ đăng ký dự tuyển mà quy định lại không áp dụng đối với người lao động chấm dứt hợp đồng lao động. Bên cạnh đó hồ sơ xin việc có thể thuộc nhóm hồ sơ, tài liệu chung (hay tài liệu lao động) cần được tổ chức kinh tế lưu trữ có thời hạn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, ta có thể thấy đối với trường hợp người lao động không trúng tuyển thì công ty phải trả lại hồ sơ đăng ký dự tuyển cho người lao động nếu có yêu cầu. Còn đối với trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phải trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ trong quá trình làm việc lại của người lao động. Bởi pháp luật hiện hành không quy định những giấy tờ khác bao gồm những gì nên việc trả lại hồ sơ xin việc khi người lao động nghỉ việc tùy thuộc vào doanh nghiệp mà người lao động làm việc. Trên thực tế, để quản lý quá trình sự dụng lao động thì công ty cần phải lưu trữ hồ sơ nhân sự nhằm mục đích phục vụ kiểm tra (nếu có), do đó, có rất ít công ty trả lại hồ sơ xin việc cho người lao động khi nghỉ việc.
Xem thêm: Giáo Án Trèo Lên Xuống 7 Gióng Thang, Td:Trèo Lên Xuống 5 Giống Thang
2. Quy định của pháp luật về trả lại hồ sơ khi người lao động nghỉ việc
2.1. Trả lại hồ sơ, giấy tờ khi người lao động nghỉ việc
Khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả”.
Theo quy định trên, có thể thấy người sử dụng lao động có trách nhiệm phải trả lại giấy tờ nếu người sử dụng lao động giữ của người lao động. Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, thì người sử dụng lao động vẫn phải có trách nhiệm trả lại hồ sơ, giấy tờ có liên quan của người lao động đã nộp theo quy định. Nếu doanh nghiệp nào giữ giấy tờ, bằng cấp và sổ bảo hiểm của người lao động khi người lao động đã nghỉ việc được coi là trái với quy định của pháp luật.
Trong trường hợp nếu công ty không trả lại hồ sơ, văn bằng gốc cho người lao động thì người lao động có thể làm đơn khiếu nại gửi đến giám đốc công ty để giải quyết. Nếu sau khi gửi đơn khiếu nại mà vẫn không được giải quyết, người lao động có thể nộp đơn khiếu nại tới Phòng lao động thương binh xã hội để yêu Hòa giải viên lao động hòa giải. Trường hợp cuối cùng, người lao động có thể nộp đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty mình làm việc có trụ sở để yêu cầu được giải quyết quyền lợi.