Người Việt thường gọi người Hoa là “Ba Tàu”, đây là cách gọi thiếu thiện cảm khiến người Hoa không mấy hài lòng. Vậy người Ba Tàu là gì? Tại sao người Việt gọi người Hoa là “Ba Tàu” bạn đã biết chưa? Nếu chưa thì mời bạn hãy theo dõi bài viết sau đây, dhn.edu.vn sẽ giải đáp ngay cho bạn.
Bạn đang xem: Tại sao gọi là ba tàu
Người Ba Tàu là gì?
Ba Tàu chính là cách gọi thiếu thiện cảm mà người Việt dùng để gọi người gốc Hoa ở Việt Nam. Từ đầu thời kỳ Bắc thuộc, người Trung Quốc bắt đầu di cư vào nước ta để làm ăn, sinh sống và chung đụng với người Việt. Tùy vào từng thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh tiếp xúc, nguyên nhân di cư mà người Hoa đã tự xưng về tên dân tộc của mình khác nhau, người Việt cũng gọi họ bằng những cái tên khác nhau.
Người Trung Quốc thường tự xưng mình là dân các triều đại mà học cho rằng văn minh, tự hào hoặc cho răng nó phổ biến được người bản xứ biết rõ hoặc đã biết từ lâu như “người Đường” (Thoòng Dành), “người Thanh”, “người Bắc”. Họ còn gọi theo quê quán “người Quảng” (Quảng Đông”, “người Tiêu” (Tiều Châu/ Triều Châu), “người Hẹ”, “người Khách”… Ngoài ra người Việt còn gọi người Hoa là “người Ngô”.
Định nghĩa về người Ba TàuTại sao người Việt gọi người Hoa là Ba Tàu?
Người Bắc thì gọi người Hoa là người Ngô, nghĩa là nước Ngô, có kẻ lại cắt nghĩa rằng vì nó hay xưng là Ngô, tức ngộ – nghĩa là tôi. Kêu Các- chú là bởi người Minh Hương mà ra, mẹ An-nam cha Khách nên nhìn người Tàu là an hem. Hoặc không thì cũng là người đồng châu với cha mình nên gọi là Các-chú nghĩa là an hem với cha mình. Sau này người ta bắt chước gọi theo như vậy.
Còn nếu kêu Chệc là vì tiếng Triều Châu kêu tâng Chệc nghĩa là chú. Người bên Tàu hay giữ phép cũng như người An Nam ta, khi nhìn thấy người ta đáng tuổi cô chú, bác thì kêu tâng là chú là cậu… Và người An Nam ta nghe vậy sau đó vịn theo kêu là Chệc.
Theo ý kiến của Vương Duy Trinh, ông cho rằng Tàu là biến thể ngữ âm của Tào, chính là tiếng mà từ đời Tam Quốc người Việt đã dùng để gọi nước Ngụy của Tào Tháo. Nhưng theo ý kiến chủ quan của một số người khác cho rằng sự lỹ giải trên là không đúng. Vì lúc bấy giờ nước ta quận Giao Chỉ và một phần quận Cửu Chân lại thuộc về Đông Ngô chứ không phải thuộc về Bắc Ngụy nên cách giải thích của Vương Duy Trinh chưa thật sự thuyết phục.
Người Việt gọi người Hoa là người Ba Tàu còn có cách giải thích khác: Ba có nghĩa là ba vùng đất mà chúa Nguyễn cho phép người Hoa làm ăn và sinh sống gồm vùng Cù Lao Phố (Đồng Nai), Sài Gòn Chợ Lớn, Hà Tiên. Còn từ Tàu thì được bắt nguồn từ phương tiện đi lại của người Hoa khi sang nước An Nam của chúng ta.
Xem thêm: Xem Bóng Đá Trực Tuyến Việt Nam Malaysia, 23H45 Ngày 11/6, Truc Tiep Bong Da Vtv6
Ngoài ra, Ba Tàu còn có cách giải thích khác, người Việt thường xưng hô theo thứ tự như anh Hai (con cả), anh Ba (con thứ)… Bởi vậy người Tàu thường lễ phép gọi thân mật người Việt đang làm ở các cơ quan Pháp thời đó là anh Hai (cậu Hai) và xem mình là em (anh Ba. Và từ đó người Việt mới gọi anh Ba (Tàu) nên thành thói quen đến sau này là vậy.
Theo nhà nghiên cứu An Chi, ông cho rằng Tàu là âm cổ Hán Việt mà âm Hán Việt hiện đại là tào, tức là “quan”. Trong thời kỳ Bắc thuộc, quan cai trị là người Trung Quốc nên dân chúng đã quan niệm rằng người Hoa là tàu, tức tào theo âm Hán Việt hiện đại. Chính vì do quan niệm trên nên về sau tất cả mọi người Hoa dù không làm quan cũng được gọi là Tàu.
Quá trình hòa nhập và giao thoa văn hóa của người Hoa
Về ngôn ngữ
Đa phần người gốc Hoa thế hệ sau này ở Việt Nam đã có thể giao tiếp và sử dụng tiếng Việt hoàn chỉnh. Chính sách của nhà nước ta là cố gắng cập nhật và đồng bộ hóa chương trình giáo dục trên toàn quốc theo một chuẩn duy nhất, lấy tiếng Việt làm ngôn ngữ giảng dạy chính. Bên cạnh đó tiếng Hoa cũng được ưu tiên chọn lựa để làm ngoại ngữ chính được giảng dạy ở các cơ sở giáo dục của người Hoa.
Về văn hóa
Người Hoa và người Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng trong tập quán, tín ngưỡng, các quy chuẩn khuôn khổ đạo đức. Nhưng cũng vì lý do này mà khiến người Hoa bị hiểu nhầm là đang bị đồng hóa với người Việt và mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Thực tế ngoài những điểm tương đồng thì người Hoa cũng có những văn hóa riêng của họ. Điển hình như các ngày lễ hội và một số quy chuẩn ứng xử của người Hoa khác với người Việt.
Về ẩm thực
Người Hoa có sự giao lưu khá lớn về nền ẩm thực với người Việt, người Hoa cũng mang theo nên ẩm thực của họ quảng bá ở đất nước mà họ đang sinh sống. Những món ẩm thực của người Việt gốc Hoa cũng được tùy biến điều chỉnh về hương vị cho phù hợp với khẩu vị của người Việt bản địa nhưng vẫn giữ căn bản đặc trưng của món ăn đó. Ẩm thực Hoa và Việt cũng chú trọng đến các yếu tố hài hòa phối hợp cân bằng giữa các thành phần món ăn, xoay quanh việc cân đối giữa yếu tố nóng – lạnh.
Về truyền thông
Hiện tại ở TPHCM có một ấn bản Hoa văn của tòa báo Sài Gòn Giải Phóng là tờ “Sài Gòn Giải Phóng nhật báo” xuất bản hàng ngày trong tuần nhằm phục vụ cho cộng đồng người Việt gốc Hoa. Bên cạnh đó còn có đài tiếng nói nhân dân TPHCM có mục tin tức bằng tiếng Quảng Đông và tiếng Quan Thoại phát thành hàng ngày trong tuần phục vụ cộng đồng người Việt gốc Hoa và chương trình ca khúc tiếng Hoa phát thanh định kỳ.
Về thương mại và phúc lợi xã hội
Người Việt gốc Hoa cũng được ghi nhận là một cộng đồng có năng khiếu và tư chất hoạt động kinh doanh, thương mại giỏi. Người gốc Hóa cũng có đóng góp đáng kể cho nền kinh tế địa phương, họ còn đóng góp tài chính và vật lực, xây dựng nhiều bệnh viện, trường học, cơ sở hạ tầng cho địa phương họ cư trú. Tại TPHCM có khá nhiều bệnh viện do người Hoa cùng nhau đóng góp xây dựng nên.
Với những thông tin trên bạn đã hiểu hơn về khái niệm người Ba Tàu là gì? Tại sao người Việt gọi người Hoa là “Ba Tàu”. Hy vọng bạn cảm thấy bài viết trên hữu ích và tiếp tục ủng hộ truy cập website dhn.edu.vn của chúng tôi thường xuyên hơn. Cảm ơn và hẹn gặp lại mọi người trong các chủ đề tiếp theo nhé!