Vì sao có nhiều trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân, hay bé ăn được, bé ăn tốt nhưng không tăng cân? Nghịch lý này luôn làm đau đầu các bố mẹ có con nhỏ. Vậy nguyên nhân là gì và cách khắc phục thế nào? Hãy dành 5 phút đọc hết bài viết để có câu trả lời bố mẹ nhé!
Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân, không lên cân đều đặn là lo lắng của không ít bố mẹ hiện nay. Đây cũng là trường hợp thường gặp tại các cơ sở khám dinh dưỡng cho trẻ em. Nhiều bố mẹ không thể biết nguyên nhân trẻ ăn nhiều mà không tăng cân là do đâu và làm sao để khắc phục tình trạng bé ăn ngủ tốt nhưng không tăng cân này.
Bạn đang xem: Tại sao bé không tăng cân

Trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân là một trong những vấn đề khiến nhiều bố mẹ đau đầu
Mục lục
Nguyên tắc dinh dưỡng giúp trẻ đạt cân nặng chuẩn theo độ tuổiNguyên nhân trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân?Cách khắc phục tình trạng bé ăn tốt nhưng không tăng cânNguyên tắc dinh dưỡng giúp trẻ đạt cân nặng chuẩn theo độ tuổi
Tại sao trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân? Chia sẻ về vấn đề bé ăn nhiều, bé ăn tốt nhưng không tăng cân, TS.BS Phạm Thị Thu Hương cho biết, mỗi ngày trung tâm dhn.edu.vn tiếp nhận rất nhiều các trường hợp bố mẹ đưa con đến khám dinh dưỡng đều có chung nỗi lòng này.
“Con em 3 tuổi, ăn đầy đủ mỗi ngày 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Bé ăn hết suất thậm chí ăn thêm. Sữa cũng uống ngày 3 hộp, mỗi hộp 200ml vậy mà mấy tháng nay không thấy tăng cân” – Mẹ bé Hoàng Nguyên (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), tâm sự.”
Hay mẹ bé Anh Thư, 6 tuổi, rầu rĩ: “Đã 2 năm nay rồi cân nặng của con em cứ giậm chân tại chỗ, lo con bị nhiễm giun sán nên em đều đặn 6 tháng sổ giun cho con một lần nhưng tình hình vẫn không cải thiện, dù bé nhà em ăn khỏe hơn các bạn cùng tuổi trong xóm. Thậm chí, em còn bổ sung thêm đồ bổ dưỡng cho con mỗi đêm, 2 vợ chồng làm bao nhiêu tiền là đầu tư cho con vậy mà cân vẫn không tăng nhiều lúc em muốn stress”.
Trên đây là 2 trong rất nhiều câu chuyện thường ngày tại dhn.edu.vn mà các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng được các mẹ chia sẻ.
TS.BS Phạm Thị Thu Hương cho biết, việc thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng và phù hợp với từng lứa tuổi sẽ giúp trẻ phát triển tối ưu về cân nặng lẫn chiều cao, trí tuệ. Vậy thế nào là chế độ dinh dưỡng chuẩn để đảm bảo trẻ tăng trưởng tốt đồng thời hạn chế tình trạng trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân?
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi
Lúc này, nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất chính là sữa. Đó có thể là sữa mẹ hoặc sữa công thức (trường hợp mẹ không có sữa hoặc không có đủ sữa cho bé bú, nhưng cần tư vấn chuyên gia, bác sĩ để chọn sữa công thức phù hợp).
Với trẻ bú sữa mẹ, Mẹ cần thực hiện chế độ ăn đầy đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin & khoáng chất để đảm bảo cung cấp nguồn sữa mẹ chất lượng nhất cho con yêu phát triển.
Đồng thời, mẹ cần cho bé bú đúng cữ, đúng lượng sữa theo từng tháng tuổi theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Với trẻ mới sinh, nên cho bú 6 – 7 cữ/ngày, tổng lượng sữa khoảng 30 – 60ml/ngày; Với trẻ 2 – 6 tháng tuổi, nên cho bú 4 – 5 cữ/ngày, tổng lượng sữa khoảng 400 – 900ml/ngày.

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp trẻ khỏe mạnh tăng cân
Với trẻ trên 6 tháng
Với trẻ đã bước sang chế độ ăn dặm, trên 6 tháng tuổi, làm sao để cải thiện tình trạng trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân? Mặc dù lúc này sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính, nhưng mẹ cũng nên chú trọng vào chế độ ăn dặm để giúp trẻ bổ sung các vitamin & dưỡng chất cần thiết từ thực phẩm.
Theo đó, chế độ ăn dặm của trẻ cũng cần cân đối 4 nhóm thực phẩm: chất đạm (thịt heo, thịt bò, thịt gà, các, trứng…), chất bột đường (bột yến mạch, khoai tây, gạo tẻ…), chất béo (dầu thực vật và mỡ động vật), vitamin & khoáng chất (xoài chín, đu đủ chín, chuối tiêu, các loại rau xanh…). Chế độ ăn này góp phần tích cực để giải quyết tình trạng bé ăn nhiều nhưng không tăng cân.
Thời gian đầu nên cho bé ăn dặm 1 – 2 bữa cháo hoặc bột/ngày, sau đó tăng dần lên 3 – 4 bữa cháo hoặc bột/ngày và bú khoảng 3 – 4 cữ sữa/ngày (tương đương với lượng sữa từ 600ml – 800ml/ngày, mỗi cữ bú dao động trong khoảng 180ml – 240ml sữa/cữ).
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tuân thủ việc cho trẻ ăn đúng giờ, không để trẻ bỏ bữa. Không cho trẻ ăn vặt trước bữa chính, không cho trẻ ăn vượt quá nhu cầu cơ thể cần.
Nguyên nhân trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân?
Tại sao bé ăn nhiều mà vẫn còi? Dựa trên tình hình thăm khám thực tế và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu, khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng, TS.BS Phạm Thị Thu Hương chỉ ra các nguyên nhân chính khiến trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân gồm:
1. Bé ăn nhiều nhưng chưa đủ
Nhiều bố mẹ cho rằng đã cho trẻ ăn nhiều và đủ bữa, nhưng thực tế các bữa ăn của trẻ chưa đủ lượng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể trẻ. Lượng thức ăn mỗi bữa và số bữa ăn của trẻ cần được điều chỉnh tăng dần dựa trên sự tăng trưởng của trẻ do dung tích dạ dày của trẻ không ngừng phát triển. Lúc này, bố mẹ cần tăng số lượng thức ăn trong mỗi bữa hoặc tăng số bữa ăn trong ngày nhằm đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho trẻ mỗi ngày.
Xem thêm: Tại Sao Cho Trẻ Nhỏ Tắm Nắng Vào Sáng Sớm Hoặc Chiều Tối Sẽ Có Lợi Cho Sinh Trưởng Và Phát Triển
2. Bé ăn nhiều nhưng không phù hợp
Chế độ ăn đủ “lượng” thiếu “chất” cũng là nguyên nhân trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân. Bác sĩ dinh dưỡng khuyến nghị, bố mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm (khoảng 15 – 20 loại) mỗi ngày để cung cấp đủ các nhóm dinh dưỡng. Trong khi phần lớn bố mẹ đều chọn chế độ ăn tập trung ở một số nhóm thực phẩm cố định, cụ thể là các món mà trẻ thích. Mặc dù những món ăn này có thể giúp trẻ ăn ngon và ăn nhiều hơn, tuy nhiên có thể dẫn đến thiếu chất.
Do đó, dù trẻ ăn nhiều nhưng vẫn đối mặt với nguy cơ thiếu dinh dưỡng và năng lượng, từ đó làm chậm sự phát triển của cơ thể.

Ăn vặt nhiều trước bữa chính cũng có thể là yếu tố nguy cơ khiến trẻ ăn tốt nhưng không tăng cân
3. Mẹ cho trẻ ăn vượt quá nhu cầu
Tâm lý chung của nhiều bố mẹ, con ăn được càng nhiều càng tốt, như thế sẽ giúp con tăng cân nhanh chóng. Hoàn toàn sai lầm! Việc cho trẻ ăn vượt quá nhu cầu cần thiết không những cơ thể trẻ không hấp thụ hết mà còn khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,… Như thế, việc bé ăn tốt nhưng không tăng cân cũng là điều dễ hiểu.
Bố mẹ cần hiểu rằng, mỗi đứa trẻ, mỗi độ tuổi thì nhu cầu dinh dưỡng, khả năng hấp thụ thức ăn, mức độ hoàn thiện hay độ “khỏe” của hệ tiêu hóa… là khác nhau. Do đó, để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ về cân nặng cũng như trí não, hãy đảm bảo cho trẻ ăn đúng nhu cầu và đầy đủ chất. Ví dụ, trẻ mới ăn dặm chỉ nên cho trẻ ăn 1 – 2 cữ ăn dặm, còn lại sữa vẫn là thức ăn chính.
4. Chế biến món ăn sai cách gây mất dưỡng chất
Nấu cháo cho trẻ ăn cả ngày, nấu cháo bằng nước hầm xương, cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn trong thời gian dài, không cho trẻ ăn dầu ăn… cũng được xem là những sai lầm nghiêm trọng khiến trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân.

Nấu 1 món súp, cháo… và cho trẻ ăn cả ngày cũng là yếu tố có thể khiến trẻ ăn được nhưng không tăng cân
Nấu cháo cho trẻ ăn cả ngày có vẻ “tiện lợi” cho mẹ, nhưng cách chế biến này vô tình làm mất hết dinh dưỡng có trong cháo, chưa kể còn làm tăng nguy cơ trẻ mắc tiêu chảy do ăn phải cháo ôi thiu nếu không bảo quản kỹ. Hay nấu cháo cho trẻ bằng nước hầm xương, nhiều mẹ nghĩ nước hầm xương giàu dinh dưỡng nhưng thực chất dưỡng chất lại nằm trong phần cái
5. Bữa ăn mất cân bằng dinh dưỡng
Trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân có thể là do mất cân bằng dinh dưỡng. Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị, nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cơ thể cần. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ lại cho trẻ ăn theo nhu cầu, cho trẻ ăn những thực phẩm trẻ thích, ăn nhiều chất đạm (như thịt/cá/trứng sữa/tôm vì nghĩ chỉ cần cho trẻ ăn đạm là đủ, là tốt cho sức khỏe trẻ – thực chất đạm chỉ cung cấp khoảng 13 – 20% nhu cầu năng lượng trẻ cần, chế độ ăn dư đạm có thể làm tăng gánh nặng cho thận)… điều này dẫn tới mất cân bằng dinh dưỡng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân trẻ ăn nhiều mà không tăng cân.
Theo đó, bố mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo năng lượng và các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, đặc biệt chất béo. Bố mẹ có biết, chất béo giúp cơ thể trẻ hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K… – những vitamin quan trọng giúp trẻ tăng cân, cao lớn tránh còi cọc, suy dinh dưỡng?
6. Trẻ kém hấp thu, mắc các bệnh lý về tiêu hóa
Mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, bất dung nạp thức ăn, kém hấp thu, hay nôn trớ, đầy bụng, khó tiêu… cũng khiến bé ăn được nhưng không tăng cân do cơ thể không hấp thụ, tiêu hóa được lượng thức ăn “khổng lồ” được nạp vào dẫn tới thiếu hụt dưỡng chất để phát triển. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn tới hệ lụy trẻ còi cọc, chậm phát triển.
7. Trẻ bị nhiễm giun sán, các ký sinh đường ruột
Ký sinh trùng sống trong ruột sẽ “ăn” tất cả những gì trẻ ăn vào. Do đó, để tránh phải rơi vào trạng thái tâm lý căng thẳng, stress “sao con người ta ăn ít lại tăng cân vù vù trong khi con mình ăn nhiều, ăn được, ăn tốt mà chẳng tăng cân”, từ sau khi con đón sinh nhật 2 tuổi bố mẹ hãy định kỳ tẩy giun cho trẻ mỗi 6 tháng/lần nhé.
8. Trẻ vận động quá mức
Nhiều trường hợp trẻ ăn nhiều nhưng vận động quá mức cũng khiến cân nặng giậm chân tại chỗ so với những trẻ vận động vừa đủ. Lý do, sự vận động quá mức khiến trẻ tiêu hao một lượng lớn năng lượng nạp vào, nên trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân.

Tình trạng không tăng cân còn có thể do trẻ vận động quá mức khiến năng lượng tiêu hao nhiều
Bên cạnh đó, nguyên nhân trẻ chậm tăng cân còn phụ thuộc bởi nhiều yếu tố khác như: trẻ sinh non, trẻ suy dinh dưỡng bào thai, thiếu cân khi sinh ra, trẻ mắc các vấn đề về chuyển hóa, di truyền (1),… Để tìm hiểu chi tiết lý do bé ăn nhiều nhưng không tăng cân, bố mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại “Nguyên nhân trẻ chậm tăng cân”.
Nói chung, nguyên nhân bé ăn tốt nhưng không tăng cân vô cùng đa dạng và khó xác định. Để khắc phục triệt để tình trạng này, bố mẹ nên Đặt lịch khám và đưa trẻ đến thăm khám tại Hệ thống Dinh dưỡng dhn.edu.vn.