Ăn ít vẫn tăng cân? Đây là nỗi khổ của nhiều người bởi họ rất khó có thể cải thiện cân nặng của mình dù cố gắng ăn kiêng mỗi ngày. Bạn có đang gặp phải tình trạng dở khóc dở cười này? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết nguyên nhân và cách khắc phục nhé!
Tại sao ăn ít vẫn tăng cân?
Về cơ bản, chúng ta đều hiểu, việc tăng cân là do năng lượng nạp vào cơ thể lớn hơn năng lượng tiêu hao trong một ngày.
Lấy ví dụ như bạn chỉ cần khoảng 2000 calo mỗi ngày, nhưng do không kiểm soát, bạn ăn uống quá nhiều và nạp vào cơ thể tới 3000 calo. Điều này khiến lượng calo dư thừa bị chuyển hóa thành mỡ và tích tụ lại trong cơ thể, gây ra thừa cân, béo phì.
Bạn đang xem: Tại sao ăn ít vẫn tăng cân
Nhiều chị em đã căn cứ vào điều này để điều chỉnh chế độ ăn uống của mình. Hầu hết đều lựa chọn việc ăn ít đi nhưng hiệu quả đạt được lại không theo ý mình. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ăn ít mà vẫn bị tăng cân. dhn.edu.vn đã tổng hợp lại cụ thể như sau:
Do rối loạn nội tiết tố
Một nguyên nhân có thể coi như bệnh lý mà không ai ngờ là có thể dẫn tới việc bị tăng cân, đó là do tuyến giáp.
Theo các chuyên gia thì tuyến đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất nên nếu như hoạt động có bất thường, sẽ gây rối loạn nội tiết tố. Lúc này, hooc-môn cortisol và Insulin sẽ tăng lên khiến bạn luôn có cảm giác thèm ăn, từ đó mà mất kiểm soát về cân nặng.
Chế độ ăn không hợp lý
Để giảm cân, rất nhiều người lựa chọn việc ăn ít đi nhằm giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Thế nhưng, có vẻ như điều này không đem lại hiệu quả.
Nguyên nhân của tình trạng này là do bạn chưa có một chế độ ăn hợp lý. Bạn ăn ít nhưng lại lựa chọn những thực phẩm chứa quá nhiều calo, không bổ sung đủ các cần dinh dưỡng cần thiết khiến cho cơ thể luôn thèm ăn và ăn vặt nhiều.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì lượng calo trung bình một người cần là khoảng 30Kcal/kg một ngày. Vậy nên, hãy chú ý lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe, thực hiện theo một thực đơn ăn kiêng khoa học và phù hợp với bản thân mình.
Ăn ít vẫn tăng cân là do gen
Ăn ít có giảm cân không một phần là do gen di truyền quyết định. Theo một nghiên cứu, một người mang trong người loại gen quy định sự béo phì, thì khả năng hấp thụ các loại chất béo của họ sẽ tốt hơn so với người không mang gen này.
Xem thêm: Review 13 Cách Nhận Biết Có Thai Tại Nhà, 11 Tín Hiệu Báo Thai
Điều này giải thích cho câu nói “ bạn có cơ địa dễ tăng cân”. Dù cùng thực hiện một chế độ ăn, ngủ và luyện tập như những người khác, nhưng kết quả bạn nhận được lại luôn chậm hơn hoặc thậm chí rất khó để giảm cân thành công.
Do bị rối loạn giấc ngủ và stress
Có thể bạn không biết, khi ngủ, cơ thể chúng ta bắt đầu làm việc để đào thải độc tố cũng như điều chỉnh một số loại hormone hỗ trợ giảm cân như Cortisol, insulin, leptin…

Cũng theo nghiên cứu, những người ngủ đủ và ngon giấc sẽ ít có cảm giác đói hơn do cơ thể tiết ra nhiều Leptin hơn. Với những người mất ngủ, ngủ ít hay chất lượng giấc ngủ kém thì hormone ghrelin lại sản sinh nhiều hơn, khiến cơ thể thèm ăn nên dễ tăng cân hơn.
Một nghiên cứu khác năm 2000 từ Đại học Yale cho biết, việc bị rối loạn giấc ngủ cũng làm cho tinh thần căng thẳng, thường xuyên mệt mỏi dẫn đến việc sản xuất nhiều hơn hormone Cortisol khiến bạn thèm các món ngọt và cân nặng tăng không kiểm soát.
Không ăn sáng hoặc ăn quá muộn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì bữa sáng có thể coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Thế nhưng, nhiều người lại thường xuyên bỏ bữa sáng vì quá bận rộn hoặc vì muốn giảm cân.
Đây là một sai lầm khiến năng lượng cần thiết trong một ngày khó kiểm soát. Việc bạn không ăn sáng hay ăn khi đã gần đến trưa sẽ dẫn tới các bữa khác trong ngày bị ảnh hưởng.
Cụ thể, khi bạn bỏ một bữa, bạn sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn vào các bữa sau để bù đắp năng lượng.
Khi bạn ăn sáng muộn đồng nghĩa với bữa trưa và tối cũng ăn muộn. Dù bạn có ăn ít thì cơ cũng không kịp hoạt động để tiêu thụ hết lượng calo dung nạp trước khi đi ngủ. Năng lượng dư thừa sau bữa tối muộn sẽ chuyển sang dạng dữ trữ là mỡ thừa gây thừa cân béo phì.
Không kết hợp luyện tập
Có thể nói đây là vấn đề mấu chốt nhất của việc ăn ít vẫn tăng cân. Thực tế, dù bạn thực hiện một chế độ ăn ít tinh bột nhưng không có lộ trình tập luyện phù hợp và khoa học thì cũng rất khó có thể giảm cân hiệu quả và nhanh chóng.

Mỗi ngày, bạn chỉ cần dành 20 phút đến 1 giờ để vận động tại nhà, có thể kết hợp cùng máy chạy bộ dhn.edu.vn, xe đạp tập…để tăng gấp đôi hiệu quả giảm cân. Thực hiện theo một chế độ ăn kiêng hợp lý nữa là bạn sẽ thấy được sự thay đổi rõ rệt của cơ thể!
Một số lưu ý giúp cải thiện tình trạng ăn ít vẫn tăng cân
Nếu bạn đang bế tắc vì không thể giảm cân dù đã hạn chế việc ăn uống rất nhiều thì dưới đây là một số vấn đề bạn cần nhớ:
Ăn ít cơm nhiều thức ăn, không ăn đồ dầu mỡ, thức uống có gas, thực phẩm nhiều calo…Duy trì và tuân thủ chế độ ăn uống và vận động khoa học, đều đặnĂn chậm nhai kỹ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tạo cảm giác no lâu Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp bạn đào thải độc tố, mỡ thừa tốt hơn đồng thời hạn chế việc ăn vặtGiảm calo nhưng không bỏ đói bản thân, ăn đủ bữa và nạp đủ lượng calo cần thiếtKết luận
Trên đây, dhn.edu.vn vừa giúp bạn tìm ra nguyên nhân của việc ăn ít vẫn tăng cân. Hi vọng những thông tin chia sẻ này sẽ thực sự hữu ích cho bạn trong việc giữ dáng và làm đẹp.